Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây sơn thù du hỗ trợ chữa di tinh kinh nguyệt không đều

Cây sơn thù du hỗ trợ chữa di tinh kinh nguyệt không đều

Còn gọi là sơn thù, thù nhục, táo bì. Ten khoa học Cornus officinalis Sieb. et zuce. Thuộc họ Sơn thù du Cornaccae.

Cây sơn thù du cho vị thuốc gọi là sơn thù hay sơn thù du (Fructus Corni) là quả khô của cây sơn thù.

Mô tả cây sơn thù du

Cây nhỏ cao chừng 4m, vỏ thân xám nâu, canh nhỏ không có lông. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài 5 – 7cm, rộng 3 – 4,5 cm, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5 – 7 đối gân phụ. Hoa nở trước lá, mọc thành tán. Hoa nhỏ, màu vàng, 4 lá đài, 4 cành tràng, 4 nhị, bầu hạ. Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2 – 1,5cm, đường kính 7mm, khi chín có màu đỏ tươi, nhắn, nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống quả dài 1,5 – 2cm. Hạch hình trứng. Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 8 – 10.

Phân bố, thu hái và chế biến sơn thù du

Vì sơn thù du hiện còn hoàn toàn phải nhập chủ yếu của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc cây này mọc hoang và được trồng ở Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Triết Giang, Tứ Xuyên. Vị thuốc là quả đã loại hạt rồi phơi hay sấy khô. Dùng với tên sơn thù nhục hay du nhục và theo Trung được chí thì vị thuốc xuất khẩu với tên táo bì. Tại nước ta, một số người dùng thịt quả táo hay táo chua thay cho vị sơn thì phải chăng vì tên gọi này? Thực tế ta thấy đây là quả của hai cây xa hơn nhau về thực vật.

Chú ý phân biệt và cố đặt vấn đề di thực cây sơn thù. Tại những nơi có sơn thù , mọc ở Trung Quốc, vào các tháng 10 – 11 người ta thu hoạch lấy quả, cho vào giá tre hong cho khô rồi bóc bỏ hạt, rải tiếp tục sấy cho khô hẳn. Loại này tốt hơn. Vì cố nơi hái quả về đem đổ cho hơi chín hay cho vào nước sôi trong 10 phút rối lấy ra bóc bỏ hạt. Loại này thịt mỏng và được xem như chất lượng kém hơn loại trên. Vị thuốc dai, khó xế, vị chua, nhưng hơi chát và đắng. Trên thị trường người ta cho những quả sạch hết hạt, thịt dày, màu hồng, không bị cháy đen, vị chua là loại tốt.

Thành phần hóa học sơn thù du

Theo kết quả nghiên cứu của hệ được Viện y học Bắc Kinh, 1958 thì trong sơn thù du có 13% saponozit, phản ứng tanin. Theo một tài liệu khác thì trong sơn thù du có các axit hữu cơ (axit salic, axit malic, axit tactic) và một chất Có tinh thể và có độ chảy 245C, phản ứng axit, ngoài ra còn chứa một glucozit gọi là cocnin.

Trong quả có morronizit C, H, O, 7 metylmorronizit C, H, O, sworozit C, H,,O. loganin C, H, O, Dược học tạp chí, 1973, 93, 30).

Ngoài ra còn axit ursolic, axit tactric, axit malic, axit gallic và ước chừng 13% saponin, Trung được chí, 11, 1961, 7)

Lá chứa longixerozit, secologanin C,H,,0, (Jensen S.R. et al. Phytochemistry, 1973, 12, 2064).

Trong lá tươi phát hiện thấy vitamin E và C.

Tác dụng dược lý sơn thù du

Theo báo cáo của D. V. Lebedev thì rễ, thân và hoa sơn thù du có tác dụng kháng sinh, nhất là đối với nhóm vi trùng thương hàn và lỵ.

Theo Lưu Thọ Sơn (Trung được nghiên cứu văn hiến trich yếu, 1963, 56) sơn thù du có tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp.

Gan H. Z. và cộng sự (Science, 1949, 110, 11) còn thấy dịch chiết nước có tác dụng ức chế đối với vị trùng Staphyllococ aureus.

Công dụng và liều dùng sơn thù du

Theo tài liệu có, sơn thù du có vị chua, sấp, tính hơi ôn, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng ôn bổ can thận, sáp tính, chỉ hàn (làm cho tinh khỉ bển, cầm không ra mồ hôi). Thường dùng hỗ trợ chữa di tinh, tiểu tiện ra tình địch, tiểu tiện nhiều lần, kinh nguyệt không đều, không ra, mồ hôi trộm.

Hiện nay thường người ta vẫn dùng Sơn thù dụ theo những kinh nghiệm cổ trong những đơn thuốc gồm nhiều vị như bài thuốc lục vị hay lục vị địa hoàng hoàn để chữa những người tinh khí không kien, hay đi tiểu, tại 1 điếc đo tuổi già hay do thận kém, mắt vàng do can hư. Ngoài ra theo nghiên cứu mới, người ta còn dùng vỏ cây sơn thù du chữa sốt rét, vị sơn thù du làm thuốc thu liễm, thuốc bổ. Mỗi ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Đơn thuốc có sơn thù du trong nhân dân

Hỗ trợ Chữa thận hư, tai ù: Sơn thù du, thạch xương bồ, địa hoàng, cam cúc hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, các vị đều nhau 6g sắc uống hằng ngày hay ngâm rượu uống. Uống trong thời gian 15 hôm lại nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp 3 đến 5 lần.

Hỗ trợ Chữa đau xương ốc: Theo quan niệm trong đông y, óc là bể chứa tủy có đầy thì mới khỏi đau: Sơn thù du, sữa người, sa uyển, tật lê, thục địa hoàng, nhân sâm, mạch môn, ngưu tất, cam cúc hoa, các vị bằng nhau, mỗi vị 4g, sắc uống hằng ngày. Uống luôn trong 20 ngày.

Lục vị địa hoàng hoàn: Xem vị thục địa Chú ý:

Tại Trung Quốc, vùng Sơn Đông, có lẽ do vì hình thức quả gần giống nhau cho nên người ta đã dùng quả một loại hoàng liên gai (Berberis) làm sơn thù du, tại Vân Nam người ta còn dùng qua một cây khác thay làm sơn thù nhưng các tác giả Trung Quốc cũng chưa có dịp xác định tên khoa học vì vị sơn thù còn phải nhập của Trung Quốc cho nên kể lại đây để khi mua dùng cần kiểm tra thực giả.

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

Xem thêm: Ô môi làm thuốc tiêu bổ giúp ăn ngon cơm đỡ đau lưng

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version