Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây núc nác giúp thanh nhiệt giải độc tốt

Cây núc nác

Tên gọi khác: Nam hoàng bá, Hoàng bá nam, Thiều tầng chỉ, Thiên trương chi, Bạch ngọc nhi, Triển giản, So đo thuyền, Lim may, Mộc hồ điệp, Ung ca

Tên khoa học:Oroxylum indicum (L.) Kurz

Họ: Núc nác – Bignoniaceae

I…Đặc điểm sinh thái

Núc nác là cây thân nhỡ, cao khoảng 5 – 13 mét, thân nhẵn, nhỏ, ít phân cành. Vỏ cây màu xám tro, bên trong vỏ màu vàng.

Lá Núc nác mọc đối, xẻ 2 – 3 lần hình lông chim, mỗi lá dài khoảng 1.5 m, thường tập trung ở ngọn cây. Lá chét có kích thước không bằng nhau, hình trái xoan, mép lá nguyên, không có răng cưa.

Cụm hoa Núc nác thường mọc ở các cành trên ngọn cây. Hoa to có màu nâu sẫm. Đài hoa hình ống, dày, cứng, thường có 5 khía nông. Tràng hoa chia thành 2 môi, gồm 5 nhị, có nhiều lông phủ cả hai mặt. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ vào dơi. Hoa và quả ra quanh năm theo từng đợt.

Núc nác ra hòa vào mùa hạ. Quả nang dài, mỏng dài khoảng 50 – 60 cm, có hai mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc theo chiều dài quả. Hạt dẹt có cánh mỏng, trên hạt có nhiều đường gân nhỏ đi về nhiều hướng khác nhau. Hạt có chiều dài khoảng 2 cm và rộng khoảng 3 cm, trông giống như cánh bướm màu trắng nhạt.

Hình ảnh núc nác

II…Bộ phận dùng

Vỏ và hạt (Mộc hồ điệp) được sử dụng để làm thuốc.

III…Phân bố

Núc nác được tìm thấy ở Xri Lanca, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Philippin, các đảo Xêlép và Timo.

Ở nước ra, Núc nác thường mọc hoang ở vùng đồi núi, rừng thường xanh, các quần hệ thứ sinh, và những nơi ẩm thấp ở độ cao khoảng 900 m. Những nơi thường tìm thấy Núc nác như Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Nam, Điện Biện, vùng Tây Bắc, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa.

Hiện tại Núc nác cũng được gây trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và sử dụng dược liệu. Cây được trồng bằng hạt hoặc cành vào mùa xuân.

IV…Thu hái – Sơ chế

Vỏ Núc nác có thể thu hái quanh năm. Khi cần thiết có thể đẽo lấy vỏ cây, thái phiến dài khoảng 2 – 5 cm, sấy khô hoặc phơi khô, bảo quản quản dùng dần. Khi cần dùng để nguyên dược liệu hoặc sao vàng với mửa nhỏ.

Tác dụng vỏ núc nác

V…Công dụng

Vỏ cây núc nác có vị đắng, tính mát và có nhiều công dụng như:

Mát gan, giải nhiệt.

Mát phổi, tiêu độc.

Sát khuẩn.

Hỗ trợ Điều trị vàng da.

Hỗ trợ Điều trị viêm họng, đau họng, khô cổ họng.

Hỗ trợ Điều trị khan tiếng và ho.

Hỗ trợ Điều trị hen phế quản ở trẻ em.

Liều lượng: mỗi lần dùng từ 6 – 15 g, nấu lấy nước uống

VI…Lưu ý khi dùng

Vỏ cây có tính mát nên những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, đầy bụng… không nên dùng

Cách dùng vỏ núc nác

Các bài thuốc từ cây núc nác thường dùng

  1. Hỗ trợ Điều trị viêm phế quản và ho lâu không khỏi

Chuẩn bị: hạt cây núc nác (tức mộc hồ điệp, 10 g) và một ít đường phèn (khoảng 30 g).

Thực hiện: cho thuốc vào ấm rồi đổ một chén nước vào, sắc cho đến khi nước rút còn 2/ 3 thì ngưng và chắt ra, chia thành ba lần uống trong ngày

  1. Hỗ trợ Điều trị giang mai lở loét, tổ đỉa và lở ngứa ngoài da

Chuẩn bị: vỏ cây núc nác (30 g) và củ khúc khắc (30 g).

Thực hiện: nấu lấy nước uống

  1. Hỗ trợ Điều trị lở sơn từ cây núc nác tươi

Cây sơn (cây cổ thụ) là một loài thực vật độc hại và gây dị ứng nặng khi tiếp xúc ngoài da (với các biểu hiện như phồng rộp, ngứa…). Để giảm tình trạng này, chúng ta có thể dùng bài thuốc sau:

Chuẩn bị: vỏ cây núc nác tươi (ít nhiều tùy theo vùng da bị lở) và rượu trắng theo tỉ lệ 1:3.

Thực hiện: giã nát vỏ cây rồi đổ rượu vào, sau đó ngâm từ hai đến ba tiếng thì bôi lên vùng da bị lở (mỗi ngày kiên trì bôi ba đến bốn lần thì sau vài ngày là khỏi)

Các bài thuốc từ vỏ núc nác
  1. Hỗ trợ Điều trị tiểu buốt ra máu và viêm đường tiết niệu

Chuẩn bị: vỏ cây núc nác, mã đề, rễ tranh, mỗi loại một nắm.

Thực hiện: xắt nhỏ rễ tranh và các vị thuốc khác rồi nấu nước uống hàng ngày

  1. Hỗ trợ Điều trị vết loét lâu ngày không liền miệng

Chuẩn bị: hạt cây núc nác (mộc hồ điệp), một lượng vừa đủ.

Thực hiện: nghiền nát thành bột rồi rắc lên vết loét

VII…Dùng núc nác có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Chúng tôi chưa thấy tài liệu nào ghi chép rằng khi sử dụng nu nac gây ra tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và trên thực tế sử dụng chưa thấy khách hàng phản hồi về tác dụng phụ của thảo dược chính vì vậy các bạn an tâm khi sử dụng thảo dược nhưng các bạn lưu ý nên dùng đúng liều lượng để có được hiệu quả và an toàn cho sức khỏe nhé!

Xem thêm: tác dụng cao thìa canh

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương- huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version