Cây khôi đốm là một trong những vị thuốc dược liệu tự nhiên giúp mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy mà nó ngày càng được người dân sử dụng phổ biến. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến mọi người về đặc điểm, công dụng và cách dùng cây khôi đốm tốt nhất.
Giới thiệu về cây khôi đốm
Cây khôi đốm còn được gọi là cây khôi tía, cây khôi nhung, cây đơn tướng quân, cây xăng sê…
Tên khoa học: Ardisia silvestris Pitard
Thuộc họ: Đơn nem – Myrsinaceae
Đặc điểm cây khôi đốm
Cây lá khôi là thực vật nhỏ, thân mọc đứng, không có lông, cây chỉ cao từ 1.5 đến 2m. Thân bên trong rỗng xốp, không phân nhánh hoặc chỉ phân nhánh rất ít. Lá khôi tía mọc so le, tập trung nhiều ở phần ngọn. Mép lá nguyên, dài khoảng 25 – 40cm, rộng khoảng 6 – 10cm. Lá cây khôi có gân nổi rõ ở mặt trên lá, phiến lá có màu xanh lục/ tía.
Hoa khôi đốm có kích thước nhỏ, mọc thành chùm, mỗi chùm dài khoảng 10 -15cm. Thông thường, cây sẽ ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7. Quả cây khôi mọng, khi chín có màu đỏ bắt mắt
Phân bố cây khôi đốm
Cây Khôi đốm là loại thực vật ưa bóng, thường mọc trong rừng, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa… Ngoài ra còn bắt gặp ở các tỉnh khác như Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng…
Bộ phận được sử dụng
Phần lá của cây khôi đốm sẽ được sử dụng để làm thuốc
Thu hái và chế biến
Người ta có thể thu hái lá khôi đốm quanh năm được, sau khi thu hái về mang đi rửa sạch để loại bỏ đất cát, sau đó đem đi phơi khô, xấy khô hoặc sao vàng để có thể sử dụng được lâu dài.
Bảo quản
Đóng gói dược liệu vào túi nilon, để nơi khô giáo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt.
Thành phần hóa học
Trong cây khôi đốm có 2 thành phần chính là Tanin và Glycosid.
Vị thuốc cây khôi đốm
Lá khôi đốm có tính hàn, vị chua và được quy vào kinh Tỳ, Vị
Tác dụng cây khôi đốm
Theo y học cổ truyền, lá khôi đốm giúp mang lại rất nhiều tác dụng như:
Giúp tiêu độc, loại bỏ độc tố tích tụ, thanh mát cơ thể.
Giảm bình can, can khí uất.
Sử dụng lá khôi tía chữa đau dạ dày.
Hỗ trợ điều trị những bệnh lý như mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở…
Kháng khuẩn và chống dị ứng.
Hỗ trợ điều trị viêm họng, đau rát họng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá khôi đốm có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như:
Glycoside: Lá khôi có chứa hàm lượng glycoside dồi dào, giúp hệ tim mạch khỏe hơn. Hoạt chất kích thích cơ chế co bóp của hệ tim mạch trong việc bơm máu đi vào các cơ quan khác. Từ đó tránh được những cơ đột quỵ bất ngờ. Ngoài ra, glycoside còn giúp cải thiện chức năng thần kinh, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
Tannin: Đây là hoạt chất được tìm kiếm trong nhiều loại thực vật, trong đó có lá khôi. Hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa tế bào, ức chế các tế bào ung thư lây lan, tăng cường miễn dịch và sức khỏe. Ngoài ra, hoạt chất tanin cũng xuất hiện nhiều trong một số loại thuốc chữa tim mạch, có tác dụng loại bỏ các cholesterol xấu, ngăn chặn nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu và đông máu.
Từ những dược chất có trong cây khôi đốm rất tốt nên được ứng dụng rất nhiều trong y học hiện đại, giúp mang lại rất nhiều tác dụng tốt như:
Làm giảm quá trình tiết axit trong dạ dày, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng.
Có công dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày.
Giúp kích thích tiêu hóa, loại bỏ các triệu chứng ăn không tiêu, đầy bụng.
Giảm căng thẳng, giúp điều trị chứng mất ngủ.
Giúp liền sẹo, làm lành vết thương, chống viêm nhiễm tại các vết thương.
Một số bài thuốc từ lá khôi tía
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Chuẩn bị: Khổ sâm 16g, uất kim 8g, hương phụ 8g, lá khôi tía 20g, hậu phác 8g, bồ công anh 20g, cam thảo nam 16g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị dị ứng mẩn ngứa, mề đay
Chuẩn bị: Lá khôi tía 10g, đem băm nhỏ và sắc với 400ml nước còn lại 100ml.
Thực hiện: Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thấp khớp
Chuẩn bị: Lấy lá thông 8g, ké đầu ngựa 16g, dây kim ngân 10g, lá khôi tía 12g, lá bạc thau (sao) 12g, rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g.
Cách dùng: Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, đem chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày. Nên dùng trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản
Dùng bột nếp, mật ong lượng vừa đủ, lá khôi tía 100g. Băm nhỏ, nấu với 1 lít nước cho sôi, sau đó bỏ bã và đun cho nước sền sệt. Trộn đều với mật ong và bột nếp làm thành 20 viên. Mỗi ngày ngậm 2 viên, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.
Tham khảo thêm: Cây cà gai leo
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.