Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây hoàng liên tác dụng an thần, trấn can, giải độc kinh phấn

Cây hoàng liên tác dụng an thần, trấn can, giải độc kinh phấn

Công ty dược liệu Hoà Bình hân hạnh được giới thiệu tới mọi người một trong những dược liệu quý mà được nhiều người sử dụng hỗ trợ chữa bệnh đó chính là cây hoàng liên. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng mọi người đi tìm hiểu chi tiết về loại dược liệu hoàng liên này nhé.

Tên khác: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo

Tên khoa học: Coptis teeta Wall.

Họ: Hoàng liên – Ranunculaceae

Mô tả về cây hoàng liên

Đặc điểm phân bố cây hoàng liên

Hoàng liên là cây thân thảo nhỏ, sống nhiều năm, có chiều cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây mọc thẳng và phân thành nhiều nhánh phía trên. Lá mọc so le từ dưới gốc lên, cuống lá dài 8 – 18 cm, có 3 – 5 lá chét trên mỗi phiến lá. Hai bên mép lá hình răng cưa.

Rễ hoàng liên hình trụ, màu vàng nhạt hoặc màu nâu, có nhiều rễ con phình ra thành củ dài có hình dáng tựa như chân gà. Mặt cắt của rễ màu vàng, chất bên trong vị đắng.

Hoàng liên thường ra hoa vào từ tháng 10 kéo dài cho đến tháng 2 năm sau, hoa có cán dài đâm lên từ rễ, màu trắng. Quả to ra vào tháng 3 – tháng 6, có cuống, khi chín sẽ có màu vàng. Bên trong quả có khoảng 10 hạt màu nâu đen hoặc lục xám.

Cây hoàng liên là loại cây mọc hoang. Vị thuốc này được tìm thấy nhiều trên các vùng núi cao ở miền bắc nước ta như Sapa, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…

Bộ phận dùng cây hoàng liên

Rễ (củ) cây hoàng liên

Thu hái – Sơ chế cây hoàng liên

Rễ hoàng liên được thu hoạch chủ yếu vào mùa đông. Những cây hoàng liên già sẽ được đào lên, cắt phần rễ chính đem rửa sạch, phơi khô.

Bào chế thuốc cây hoàng liên

Rễ hoàng liên khô đem rửa cho sạch bụi bẩn, ủ một lục cho mềm rồi xắt thành những lát mỏng. Bỏ vào bóng râm cho khô lại rồi dùng sống hoặc sao qua với rượu trước khi dùng trong bài thuốc.

Bảo quản cây hoàng liên

Bảo quản dược liệu hoàng liên nơi khô, mát, tránh để nơi ẩm ướt.

Tính vị cây hoàng liên

Theo Bản Kinh: Hoàng liên vị đắng, tính hàn

Theo Ngô Phổ Bản Thảo: Dược liệu có tính đắng, không độc

Theo Bản Thảo Chính: Vị rất đắng, tính hàn mạnh

Theo Trung Dược Học, Đông Dược Học Thiết Yếu và Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Vị đắng, tính hàn.

Quy kinh 

Tâm

Can

Tỳ

Đởm

Phế vị

Đại trường

Túc Thiếu âm Thận

Công dụng của hoàng liên

– Theo Đông y:

Hoàng liên có tác dụng an thần, trấn can, giải độc kinh phấn, trừ thấp nhiệt ờ tỳ vị, khử nhiệt độc, tả hỏa, giải độc, sát trùng. Chủ trị:

Tâm hỏa thịnh

Đau mắt đỏ

Mờ mắt

Kiết lỵ

Lở miệng

Phiền táo

Tiêu chảy do nhiệt

Đau bụng

Giun chui ống mật

Thủy đậu

Nhọt độc

– Theo nghiên cứu hiện đại:

Hoàng liên thể hiện đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống nấm, chống ho gà, hạ huyết áp, lợi mật, kích thích vỏ não khi dùng ở liều nhỏ.

Cách dùng và liều lượng

Liều dùng: 4 – 12g mỗi ngày

Cách sử dụng: Dùng hoàng liên độc vị hoặc phối hợp với các dược liệu khác sắc uống, bôi ngoài.

Xem thêm: Cây râu mèo hỗ trợ điều trị viêm thận phù thũng

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version