Cây hành biển có những công dụng gì?
Tên khoa học Scilla maritima L. (Urgined scilla Steinh., Urginea maritima (L.) Baker) Thuộc họ Hành Alliaceae.
Tên villa do chữ Hy lạp Skilla là tên một giống hành ở châu Âu. Urginea do chữ la tinh Urgere có nghĩa là dẹt vì hạt cây này dẹt. Maritima chữ là tỉnh có nghĩa là biển. Vì cây mọc ở bờ biển.
Ta dùng dò thái nhỏ phơi hay sấy khô của cây hành biển với tên Bulbas Scillae. Hành biển là một vị thuốc hiện còn phải nhập, từ năm 1958 chúng tôi đã đi thực thành công cây hành biển từ giống lấy ở miền Nam Liên Xô cũ về nhưng chưa phát triển.
Mô tả cây hành biển
Hành biển là một cây sống dai do một dò to đường kính có thể hơn 15cm, cao 18-20cm, riêng đó có thể cân nặng 3kg, có khi tới 7-8kg. Lá vảy phía ngoài mỏng, khô màu nâu, vảy giữa dày, mắm, nhầy, vảy ở giữa mịn hơn, ép lại thành một cột dài lên thành trục mang hoa cao tới 1m có khi cao tới 1,50m. Vào mùa xuân, lá hình mác, dài mọc thành cụm xung quanh dò, đến cuối mùa hạ, lá khô hết, khi ấy mới xuất hiện cán màng hoa dài cao trên mặt đất, cụm hoa mọc thành chùm dài với rất nhiều hoa nhỏ màu trắng hay hơi xanh lục, phần mang hoa nhiều khi dài tới 50-60cm. Hoa có 3 lá đài: 3 tràng, 6 nhị, 3 lá noãn, nhị đính lưng có bao phấn màu vàng ngắn. Quả là một nang 3 góc có 3-4 hạt trong mỗi ngẫn. Tại Việt Nam là lại vào mùa hè và xuất hiện vào mùa đông.
Hành biển có 2 thứ. Thứ có vảy màu trắng: thứ có vảy đỏ tím, cả 2 thứ đều có tác dụng như nhau, nhưng có nước ưa dùng thứ này, có nước ưa dùng thứ khác, ví dụ thứ đó có khi gọi là hành biển Tây Ban Nha hay hành biển đực thường được trồng ở Angiêri, được ưa chuộng ở Pháp, hành biển cái được trồng ở đảo Xixilơ (Sicile) và Mantơ Malte) được ưa chuộng ở Anh.
Phân bố, thu hái và chế biến cây hành biển
Cây hành biển mọc hoang tại những bãi cát quanh biển những vùng địa Trung Hải nhưng nhiều nhất tại những nước ở bắc châu Phi như Angiêri, đảo Sicile (Ý), đảo Corse (Pháp), có khi mọc rất xa trong đất liền. Trước đây tại Việt Nam không có: Năm 1958 chúng tôi chỉ xin vài củ non từ vùng Xukhumi (miền nam Liên Xô cũ) về trồng ở vườn Trường đại học y dược này được phổ biến tại một số vườn thuốc khác.
Ngay tại Liên Xô cũ trước đây cũng không có: Từ năm 1930 vườn Xukhumi di thực từ nước ngoài về vài củ rồi từ đó phát triển ra. Nhu cầu về thuốc cây này ít, nhưng tại nhiều nước người ta dùng diệt chuột, nhu cầu lên tới vài trăm tấn củ mỗi năm: Có thể trồng bằng hạt hay bằng củ non, trồng bằng hạt khó và đòi hỏi 4-5 năm mới thu hoạch được, còn trồng bằng củ non chỉ cần để củ ở chỗ ẩm, từ vảy giữa sẽ xuất hiện những củ con có thể đưa đi trồng được.
Dò hành biển thu hái vào mùa thu sau khi cây đã ra hoa, thường người ta chọn những củ to, hái về bóc vảy ngoài mỏng khó, chỉ giữ lấy những vảy mầm ở giữa, cắt ngang thành những dải nhỏ hẹp phơi nắng cho khó, tuy nhiên vì vảy chứa nhiều chất nhầy cho nên phơi khó khó, nếu phơi lâu có thể bị mốc, chất lượng giảm cho nền Perot có đề nghị hấp trong nồi hấp hơi nước trong 5 phút ở nhiệt độ 105-110°C, sau đó phơi kho ngoài trời trong vài ngày. Có thể phơi hay sấy ở nhiệt độ 60C, dò hành biển phơi sau khi hấp dề bảo quản hơn, nếu không hấp thì dò dễ hút nước, cần để nơi khô ráo.
Trên thị trường dò hành biển thường được tiêu thụ dưới dạng những mảnh vảy thái ngang dài 3-6cm, rộng từ nửa đến 1cm màu trắng nhạt hay hồng tuỳ theo nguồn trắng hay đỏ, không mùi, vị hắc đắng. Trên vỉ phẫu những vảy cắt ngang ta thấy ở hai mặt có biểu bì màu trắng hồng có tầng cutin dày, với nhiều không to; trong mô vảy có những bó libc gỗ rải rác giữa những tế bào thành mỏng, có chứa chất nhầy, tanin, oxalat canxi hình kim dài tới 1mm, nằm giữa đám chất nhầy, đôi khi có tinh thể oxalat canxi hình lăng trụ lớn hơn.
Công dụng và liều dùng cây hành biển
Tác dụng của hành biển được biết từ lâu trước Công nguyên, nhưng chỉ đóng khung ở một số nước châu Âu: Người Hy lạp biết dùng từ năm 584 trước Công nguyên, nhân dân bắc châu Phi biết dùng và hiện nay còn dùng nước ngâm và nước sắc hành biển để diệt sâu bọ.
Dùng làm thuốc thông tiểu nhất là trong viêm thận với bí đái nitơ, còn dùng làm thuốc long đờm trong bệnh khí thùng phổi (emphysèmé), ho gà, viêm phế quản. Liều dùng 0,10 đến 0,30g bột một ngày, tối đa 0,25g một lần, 1g trong 24 giờ. Còn dùng hoạt chất scilaren lấy riêng ra: Tác dụng ổn định hơn.
Liều dùng scilaren: 0,0001 đến 0,002g trong một ngày dưới dạng viên hay giọt, có khi dùng dưới dạng tiêm.
Thuốc giết chuột: Ngoài công dụng làm thuốc, hành biển còn được dùng để diệt chuột và diệt sâu bọ. Công dụng diệt chuột phổ biến từ đầu thế kỷ thứ 19: Thường dùng hành biển đỏ vì công hiệu hơn. Người ta cũng chưa rõ tại sao hành biển trắng lại kém hiệu lực, mặc dầu người ta thấy hai thứ hành biển trắng và đỏ đều mọc hoang tại cùng một nơi và hành biển trắng khi chơi có thể chuyển ra đỏ hoặc hành biển đỏ nếu phơi khô có thể mất màu đỏ, nhưng nếu trước khi phơi hay sấy đem Ổn định bằng hơi cồn có axit axetic thì không bị mất màu.
Cần chú ý là những axit mạnh như sunfuric, clohydric nguyên chất hay pha loãng chỉ cho màu vàng như khi tiếp xúc với chất hữu cơ khác nhưng với hơi axit axetic thì trong tế bào xuất hiện màu đỏ lan dần ra khắp các mô. Tuy nhiên phản ứng này không xuất hiện đối với thứ hành biển trắng hoàn toàn không có màu màu đỏ.
Theo M, L. Danzel, cách chế hành biển đỏ giết chuột tiến hành như sau: Cắt nhỏ củ hành biển, đồ với hơi tốn axetic Sôi, sau đó đun sôi với cồn axetic, lọc lấy riêng nước ra, bã còn lại chiết bằng cồn sôi, hợp cả 2 thứ dịch chiết lại và Cô tới độ cao mềm. Cao này có tác dụng mạnh gấp 4 lần bột, gấp 3 lần cao chế theo phương pháp thông thường.
Người ta cho rằng củ hành biển độc đối với chuột không phải do các glucozit hỗ trợ chữa tim mà là do chất sciliroit đã nói ở trên.
Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi
Xem thêm: Hoàng đằng là cây gì? Đặc điểm cây hoàng đằng
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
Hotline: 0976 836 586
Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com