Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây côn bố hỗ trợ chữa bệnh tràng nhạc, bướu cổ

Cây côn bố hỗ trợ chữa bệnh tràng nhạc, bướu cổ

Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái.

Còn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt có tên khoa học là Laminaria japonica, Areschong thuộc họ Côn bố (Laminariaceae), người ta cũng còn dùng toàn cây khô của cây nga chưởng thái. Ecklonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Alariaceae), hoặc của một loại tảo Undaria pinnatifida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae).

Còn có nghĩa là cùng, là giống, bố là vải vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy.

A.. Mô tả cây côn bố

Côn bố Laminaria japonica là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển, một bộ phận hình trụ nom như thân và một bộ phận dẹt và dài năm như lá. Bộ phân giống như lá của Côn bố dài khoảng 60cm, rộng 5-6cm, giữa dày, mép mỏng thành hình lượn sóng. Phần lá dẹt của nga chưởng thái dài rộng khoảng 15-30cm, dày 1,5-2mm, hai cánh xẻ như lông chim, thùy hình lưỡi dài, mép có răng cưa nhỏ.

B.. Phân bố thu hái và chế biến cây côn bố

Cho đến nay vị côn bố chưa thấy được khai thác ở nước ta. Ta vẫn thường nhập vị này của Trung Quốc. Theo những tài liệu của Trung Quốc thì côn bố là loại tảo mọc hoang dại chủ yếu ở những vùng biển ở Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến, Theo những tài liệu cũ ở ven biển nước ta có thể có loài côn bố Laminaria flexicaulis nhưng chưa thấy nói được khai thác.

Vào hai mùa hạ và thu người ta tổ chức với côn bố ở biển, đưa lên bờ rửa sạch bớt nước mặn và tạp chất rồi phơi khô là được.

Vị thuốc cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu, mặt ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, mùi tanh, vị mặn.

Khi dùng người ta nhặt hết tạp chất, dùng nước rửa sạch, vớt ra để phơi hơi khô, đem cắt nhỏ thành sợi, rồi phơi khô hẳn để dùng.

Trước đây ở châu  Âu, người ta lấy bộ phận nom như thần của cộn bố đem tiền thành từng thỏi hình trụ như bút chì, rồi phơi khô tiệt trùng, đóng trong những ống thủy tinh gắn kín dùng trong khoa sản để nong tử cung. Khi gặp nước, hút nước tăng thể tích tới 7-8 lần. Tại các hiệu thuốc tây trước đây có bán loại thuốc này với tên lamine (laminaire) dùng để nong rộng tử cung.

C.. Công dụng và liều dùng cây côn bố

Côn bố được dùng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Trong những tài liệu có tính vi của côn bổ như sau: Vị mặn, tính hàn hoạt, có tác dụng làm mềm các chó cứng rắn, tích tụ (nhuyễn kiên), lợi thủy, dùng hỗ trợ chữa bệnh tràng nhạc, bướu cổ, thủy thũng, tích tụ (hòn cục), đau sưng dịch hoàn.

Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền hỗ trợ chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Ngoài côn bố, như trên đã nói tây y còn dùng trụ thân giả của côn bố làm vật nông rộng từ cung. Nhưng hiện nay cũng ít dùng. Tây y còn dùng bột Cân bố như một vị thuốc chứa tốt hữu cơ và như vị thạch làm thuốc nhuận tràng do tác động cơ học.

Trong công nghiệp côn bố dùng làm nguyên liệu chế angin và anginat và đôi khi chế iot.

Xem thêm: tác dụng giảo cổ lam

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version