Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây bạch hạc (kiến cò) hỗ trợ chữa bệnh hắc lào bệnh ngoài da

Cây bạch hạc (kiến cò) hỗ trợ chữa bệnh hắc lào bệnh ngoài da

Các bạn biết không Việt Nam ta là một nước có diện tích núi đồi nhiều, bên cạnh đó khí hậu nóng ẩm mưa nhiều chính vì vậy mà có hệ thực vật đa dạng và phong phú. Trong đó là các loại dược liệu quý là những cây thuốc nam, các loại sâm quý, các loại củ, nâm có giá trị trong ngành đông y và y học hiện đại.

Trong đó cây bạch hạc cũng là một trong những loại dược liệu quý đó. Mà chúng lại mọc xung quanh chúng ta nhưng cũng nhiều người chưa biết đến và sử dụng chúng như thế nào?. Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tác dụng công dụng cây bạch hạc nhé, cùng một số bài thuốc quý từ loại thảo dược này.

Còn gọi là cây lác, thuốc lá nhỏ lá, cây kiến cò, nam uy linh tiên.

Tên khoa học Rhinacanthus nasuta (L.) Kurz (Justicia nasuta L., Rhinacanthus communis Nees, Dianthera paniculata Lour.).

Thuộc họ Ô TÔ Acanthaceae.

Hình ảnh cây bạch hạc

Mô tả cây bạch hạc

Cây nhỡ cao 1,5m, thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành, lá mọc đối có cuống, phiến lá hình trứng thuôn dài, phía cuống tù, đầu nhọn, dài 29cm, rộng 1 – 3cm, mặt trên nhắn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, màu trắng hơi điểm hồng mọc thành xim nhiều hoa có cuống, ở đầu cành | hay đầu thân. Quả nang, phía dưới dẹt không chứa hạt, phía trên chứa 4 hạt. có khi chỉ có 2 – hạt. Hạt hình trứng hai mặt lồi.

Phân bố, thu hái và chế biến cây bạch hạc

Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, đông Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.

Người ta thường dùng rễ cây, dùng tươi hay khô làm thuốc. Rẻ tươi mới đào bỏ đội để một lúc lâu sẽ có màu đỏ. Lớp vỏ ngoài dễ bong ra. Mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng.

Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ. Có khi dùng cả lá.

Tác dụng cây bạch hạc

Thành phần hóa học cây bạch hạc

Từ năm 1881, Liborius đã nghiên cứu thấy trong rễ cây này có 1,87% chất gần giống axit Cryzophanic và axit frantulic. Tác giả cho đó là hoạt chất của cây và gọi là rinacantin CH , (theo Pharm, Zeitcho. fur Russ/.). Đây là một chất màu đỏ anh đào, không mùi, không vị, tan trong cồn và dung dịch kiềm. Khi đun sôi với axit clohydric không cho glucoza.

Công dụng và liều dùng cây bạch hạc

Nhiều nơi trong nhàn dân ta dùng rễ cây bạch hạc hỗ trợ chữa bệnh hắc lào và một số bệnh ngoài da như bệnh chốc lở (impetigo), bệnh mụn rộp loang vòng (herpes circiné), eczema mãn tính.

Dùng rể tươi hay khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc ngâm dấm trong 1 đến 10 ngày. Rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên.

Hỗ trợ Chữa ghẻ: Rễ, cành, lá bạch hạc 20g, rễ cây muồng trâu 20g, rượu trắng 45 độ 100ml. Các vị thuốc cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.

Có thể nấu thành cao để dùng.

Cách dùng cây bạch hạc

Một vài lưu ý khi sử dụng bạch hạc

Bệnh nhân sử dụng bạch hạc cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và phương thức thực hiện bài th.uốc.

Sử dụng ấm sứ, ấm đất để tránh làm giảm hàm lượng dược tính của cây th.uốc.

Đối với trường hợp sử dụng thuốc ngoài da, nên thử qua ở vùng da nhỏ trước khi hỗ trợ điều trị trên diện rộng.

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

Xem thêm: tác dụng con rết (ngô công)

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version