Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây ba chạc (dầu dấu) để tắm ghẻ rửa các vết loét

Cây ba chạc (dầu dấu) để tắm ghẻ rửa các vết loét

Còn gọi là dầu dấu, bí bái, mạt, kom la van tio tang (Viêm tian), swai anor (Cămpuchia).

Tên khoa học Evodia lepta (Spreng) Merr.(Evodia tripphylla Guill, non DC.)

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Mô tả cây ba chạc

Cây nhỏ cao 4.5m cành màu đỏ xám. Lá kẹp gồm ba lá chét nguyên, trông giống chạc ba nhánh do đó có tên ba chạc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngắn hơn lá. Quả nang gồm 1 – 4, võ nhẵn, phía ngoài nhăn nheo, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu đường kính 2mm, màu đen xanh, bóng.

Hình ảnh đặc điểm cây ba chạc

Phân bố, thu hái và chế biến cây ba chạc

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ, mụn nhọt, lở loét. Thân và rễ thái mỏng phơi khô cũng được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học cây ba chạc

Trong lá vỏ quả có tinh dầu mùi thơm nhẹ dễ chịu. Hoạt chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng cây ba chạc

Lá và cành tươi được nấu với nước để tắm ghẻ, rửa các vết loét, vết thương, chốc đầu.

Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng (làm cho ăn ngon, dễ tiêu), điều kinh. Mỗi ngày uống 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Tác dụng cây ba chạc

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa: Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá ba chạc 16g cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Bài 2: Hỗ trợ Chữa mẩn ngứa, ghẻ: Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 – 100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4 – 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.

Bài 3: Hỗ trợ Chữa tê thấp, xương đau nhức: Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 – 10 ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp thuốc uống trong: Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô ngâm với 1 lít rượu 30 – 40 độ, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, 10 ngày một liệu trình.

Bài 4: Dự phòng  nhiễm cảm cúm: Ba chạc 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g. Đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 1 tuần.

Bài 5: Hỗ trợ Điều hòa kinh nguyệt: Rễ ba chạc 12g, cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Cách dùng cây ba chạc

Một số lưu ý khi sử dụng cây ba chạc

Mặc dù là một thảo dược nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ nhưng để có được hiệu quả thì mọi người nên đọc hướng dẫn và áp dụng đúng liều lượng. Nếu chưa hiểu thì phải hỏi ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cơ thể nhé mọi người. trong quá trình sử dụng nếu thấy có những biểu hiện khác thường nên dừng lại và hỏi ý kiến của người có chuyên môn để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi

Xem thêm: Cây bạc thau (bạch hạc đằng) hỗ trợ chữa ho điều kinh

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Exit mobile version