Sâm đương quy là thảo dược có tác dụng gì?

Sâm đương quy là thảo dược có tác dụng gì? Sâm đương quy hay còn được biết đến dưới cái tên Tần Quy, Can Quy. Là vị thuốc được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc cổ xưa.  Cùng tìm hiểu tác dụng của loại thảo dược này cũng như cách dùng trong bài viết dưới đây nhé!

>>Xem thêm: Tác dụng sâm đương quy hỗ trợ điều trị huyết áp thấp

Sâm đương quy là cây gì?

Đương quy là cây thuốc được sử dụng trong Đông Y từ rất lâu đời với các tên gọi khác là Tần Quy, Can Quy. Thường được gọi là sâm đương quy, tên khoa học là Angelica sinensis.

Đương quy là cây thân thảo lớn, chiều cao khoảng 40 đến 80cm, lá hình mác dài, không cuống hoặc có cuống ngắn, cụm hoa tán két có màu trắng lục nhạt.

Sâm đương quy có tác dụng gì?
Sâm đương quy

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ. Củ Sâm đương quy có hình dạng khá giống với nhân sâm với lớp da màu nâu vàng bên ngoài. Người ta thường thu hoạch củ sâm từ cuối tháng 9 cho đến đầu tháng 12. Sau đó nó được đem sấy khô hoặc để tươi nguyên tùy vào mục đích sử dụng.

Ở Việt Nam những vùng đất trồng được đương quy có thể kể đến, đó là: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và một số tỉnh vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng.

Thành phần của sâm đương quy

Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, Sâm Đương Quy chứa nhiều Collagen, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, giúp trẻ hóa và làm khỏe mạnh các tế bào da.

Ngoài ra, đương quy còn chứa các tinh dầu:

  • Ligustilide: tăng cường tuần hoàn máu.
  • N-butylphthalide: chữa bệnh thiếu máu.
  • Polysaccharide: hạn chế các khối u, tăng cường khả năng hệ miễn dịch.
  • Phytoestrogen: chống viêm, ức chế bóp tử cung.
  • Coumarin: hoạt huyết, giãn nở động mạch vành.
Sâm đương quy có tác dụng gì?
Sâm đương quy tươi

Sâm đương quy có tác dụng gì?

Đương quy là một vị thuốc quý trong đông y với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:

  • Theo Y học cổ truyền:
         Công dụng: Hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân.
Chủ trị: Chứng huyết hư trường táo; Kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư. Ngoài ra còn kiêm trị nhọt lở loét, khái suyễn.
  • Theo Y học hiện đại:

        Tác dụng với huyết học: Dịch ngâm từ đương quy có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Tác dụng này được cho là có liên quan đến hàm lượng vitamin B12 và acid folic có trong dược liệu.
        Tác dụng chống viêm: Nước từ dịch tiết dược liệu có thể làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản. Từ đó ức chế các chất gây viêm mà tiểu cầu 5TH sản sinh.
        Tác dụng đối với tử cung: Cồn chiết xuất từ dược liệu có khả năng gây hưng phấn đối với tử cung cô lập. Còn tinh dầu dược liệu lại có tác dụng ức chế tử cung. Khi áp lực của tử cung cao thì đương quy được cho là có thể làm tăng hoạt động co bóp ở cơ quan này.
        Tác dụng tăng miễn dịch: Dược liệu này được nghiên cứu là có thể làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, đồng thời tăng cường chuyển dạng lympho bào.
        Tác dụng lợi tiểu: Nhờ hàm lượng đường mía mà đương quy có được tác dụng làm tăng hưng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang.
        Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ dược liệu có khả năng ức chế phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết… Tinh dầu lại có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng…
       Các tác dụng khác: giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycopen trong gan giảm thấp…

Cách sử dụng sâm đương quy

Sâm đương quy có thể dùng tươi hoặc phơi khô bảo quản lâu dài để dùng dần. Vì thế mà chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả cả 2 cách sử dụng sâm đương quy tươi và khô. Mỗi cách sẽ có các bài thuốc và cách phối dược liệu với liều lượng khác nhau

Cách dùng sâm đương quy tươi

Sâm đương quy tươi hay được ưa chuộng hơn cả do nó bảo toàn được các dưỡng chất bổ dưỡng. Mặt khác nó dễ dàng chế biến được nhiều món ăn phong phú bổ dưỡng như: Sâm đương quy hầm tim heo, hầm cá chép, hầm đuôi lợn… Đơn giả  và dễ dàng hơn cả là sâm đương quy tươi ngâm rượu hoặc ngâm mật ong.

Sâm đương quy tươi ngâm rượu

Sâm đương quy có tác dụng gì?
Sâm đương quy tươi ngâm rượu

Nguyên liệu: Rễ sâm đương quy tươi, rượu nếp trắng nguyên chất, bình thủy tinh.

Khử trùng cho bình ngâm bằng rượu hoặc hơ qua lửa nóng trong khoảng 5 phút, lau khô bằng khăn bông mềm.

Lần lượt xếp từng củ sâm tươi vào trong bình, đổ thêm rượu trắng cao độ vào rồi đậy kín nắp.

Bảo quản rượu ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời. Thời gian ngâm có thể mất từ ba đến sáu tháng.

Cách dùng sâm đương quy khô

Sâm đương quy khô được sử dụng phổ biến và đơn giản nhất là sắc nước uống. Uống nước sâm đương quy hàng ngày sẽ giúp điều hòa tuần hoàn máu cũng như ngăn chặn tình trạng huyết khí ứ trệ rất hiệu quả.

Nguyên liệu: Sâm đương quy khô 5g đến 15g, nước lọc.

Rửa sơ dược liệu để loại bỏ các loại bụi bẩn, sau đó cho vào ấm đất đun cùng với hai bát nước lọc cho đến khi sôi bùng lên.

Hạ nhỏ lửa và ủ thuốc thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp, để nguội và dùng uống trong ngày thay nước.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới về tác dụng, cách sử dụng  sâm đương quy.

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *