Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Sâm cau có tác dụng như thế nào?

Mua sâm cau ở đâu tại Hà Nội uy tín chất lượng nhất

Mua sâm cau ở đâu tại Hà Nội uy tín chất lượng nhất

Sâm cau có tác dụng như thế nào?Đã từ lâu, sâm cau được biết đến như một vị thuốc giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý. Ngày nay, những công dụng và hình ảnh về cây sâm cau được truyền tai nhau. Điều này khiến cho nhiều người hay nhầm lẫn và lầm tưởng về cây sâm cau. Mời quý vị hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cây dược liệu quý này và công dụng chữa bệnh cũng như cách dùng chuẩn.

Sâm cau là cây gì?

Cây Sâm cau thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Tiên mao, Cồ nốc lan, Ngải cau,… Trong đó, tên gọi thông dụng nhất được đông y sử dụng là Sâm cau. Tên khoa học của cây Tiên mao là Curculigo orchioides Gaertn, Tiên mao thuộc họ Hypoxidaceae hay còn gọi là họ Tỏi voi lùn.

Cây sâm cau

Sâm cau được tìm thấy ở những vùng chân núi, nương rẫy hoặc thung lũng. Cây có thể sống trong điều kiện ít ảnh sáng và môi trường ẩm ướt.

Đặc điểm của cây sâm cau

Cây sâm cau có ngoại hình tương đối giống cây thân thảo lâu năm. hiều cao trung bình khoảng 30cm, có những cây cao hơn. Cây có lá hình như ngọn giáo và xếp lớp lớp lên nhau giống như lá cây cau, phiến lá thường thon và hẹp. Mỗi cây có khoảng 3 – 6 lá, có chiều dài lá khoảng 40cm, chiều rộng thì khoảng 2 – 3,5cm, mỗi cuống lá có chiều dài khoảng 10cm.

Tác dụng của sâm cau

Rễ cây sâm cau có màu nâu, hình trụ với nhiều rễ nhỏ giống với củ sâm. Mỗi củ có kích thước như ngón tay. Bên trong là lớp thịt đặc vàng. Sâm cau có loại củ màu đỏ, có tác dụng tương tự.

Cây sâm cau phân bố ở đâu?

Cây Sâm cau phân bố rộng khắp không chỉ ở riêng Việt Nam. Cây xuất hiện ở cả Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippines và cả ở Đông Dương. Ở Việt Nam, cây thường xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái,…ở những nơi có đồi cỏ ven khu vực rừng núi.

Ngoài ra, ở khu vực phía Nam như các vùng đồi núi của Lâm Đồng, Tây Nguyên cũng thường thấy loại cây này xuất hiện. Cây thường mọc hoang tại các vùng cỏ ven đồi núi.

Mùa thu hoạch sâm cau

Sâm cau có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên mùa thu là mùa mà chất lượng sâm cau tốt nhất. Bộ phận được sử dụng chính là phần rễ hay củ sâm cau.  Chỉ cần loại bỏ những rễ con và cạo lớp vỏ ngoài là có thể sử dụng được phần thịt vàng của củ sâm cau.

Tác dụng của sâm cau

Chú ý, sâm cau có mang độc tố nên trước khi sử dụng người ta thường ngâm qua củ sâm cau 1 đêm với nước. Sau đó mới đem phơi hoặc sấy khô để điều trị bệnh.

Sâm cau có tác dụng như thế nào?

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của củ sâm cau có chứa thành phần tinh bột, thành phần chất nhầy. Ngoài ra, có các hợp chất khác như flavonoid, thành phần tanin, beta-sitosterol, acid béo, stigmasterol. Đặc biệt còn có các chất thuộc nhóm A, B, C, D như cycloartan, curculigo saponin, triterpen. Trong củ Sâm cau có chứa chất steroid tự nhiên.  Thành phần này có tác dụng hỗ trợ tương đương như một testosterone, hỗ trợ sinh dục nam.

Tác dụng dược lý của sâm cau – sâm cau có tác dụng như thế nào?

Sâm cau có tác dụng như thế nào?

Tác dụng của sâm cau

Sâm cau là cây dược liệu thiên nhiên quý giá có thể giúp điều trị bá bệnh. Người bị mắc các bệnh về sức khỏe nam giới, người già, phụ nữ có thể để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn điều trị với vị thuốc từ dược liệu quý này.

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

Exit mobile version