Sai lầm tai hại khi dùng tâm sen

Sai lầm tai hại khi dùng tâm sen. Tâm sen mang lại nhiều lợi ích nên được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên đã từng có ai thắc mắc là người khác dùng tâm sen rất tốt nhưng khi mình dùng thì hết cả cân(kí) mà không thấy tác dụng chưa? Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ những sai lầm tai hại mà người dùng thường gặp phải khi dùng tâm sen.

>>Xem thêm: Những ai không nên dùng tâm sen

Thành phần dược chất của tâm sen

Tâm sen được tạo thành từ 4 mảnh lá non xếp gập vào nhau tạp thành một khối hình trị, nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 10mm ( bằng hoặc nhỏ hơn chiều dài hạt sen một chút ), đường kính tim sen khoảng 1mm.

Sai lầm khi dùng tâm sen
Tâm sen là mầm non nằm bên trong hạt sen

Một đầu tâm sen có màu xanh lục sẫm, đầu còn lại màu vàng tươi chính là phần sẽ phát triển thành rễ và thân của cây sen sau này.

Trong tâm sen có asparagin và một ít ancaloit chừng 0,06% nelumbin là một chất màu trắng có vị đắng, thể đặc cứng dòn ở độ 40-50 độ C, trên 65 độ C là một chất sền sệt, dễ tan trong rượu, trong clorofoc, ête etylic, axeton, axit loãng và cồn amylic, nhưng gần như không tan trong ête dầu hoả, cho kết tủa với các thuốc thử ancaloit. Theo dược tài học trong tâm sen có 0,4% liensinin. Tâm sen cũng chứa nhiều ancaloit. Liensinin, izoliensinin, neferin, lotusin, metylcoripalin, nuxiferin, pronuxiferin, demetylcoclaurin.

Sai lầm tai hại khi dùng tâm sen

Tâm sen có vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm.

Vì thế, Tâm sen dùng tốt cho người mất ngủ thể nhiệt với biểu hiện: mất ngủ kèm theo bốc hỏa, ù tai, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác….

Những người mất ngủ ở thể hư nhược, thể hàn với biểu hiện: khi ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc, mỏi mệt, ăn uống giảm sút, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược… mà dùng Tâm sen thì bệnh nặng hơn.

Uống tâm sen dễ gây rối loạn tiêu hóa hay đi ngoài phân lỏng…

Khi dùng nên sao vàng trước khi sử dụng để giảm tính hàn (lạnh) của Tâm sen

Sai lầm khi dùng tâm sen
Tâm sen tươi

Khó chỉnh liều, dễ gây độc

Thành phần có tác dụng an thần của Tâm sen là các alcaloid. Alcaloid có tác dụng ngủ ngon tốt nhưng cũng dễ gây độc với cơ thể.

Cụ thể, ở liều phù hợp, Tâm sen sẽ giúp an thần nhưng nếu hãm quá đặc (liều cao) có thể gây lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh, khó ngủ hơn, thậm chí mất ngủ trắng đêm.

Nếu hãm quá loãng (liều quá thấp) thì vừa chưa có tác dụng gây ngủ lại vừa gây tiểu đêm làm chứng mất ngủ nặng hơn.

Lúc đầu nên hãm loãng sau đó tăng dần lượng tâm sen lên đến khi có giấc ngủ ngon. Nếu có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh thì cần giảm lượng Tâm sen.

Nếu dùng quá 1 tuần mà không có hiệu quả thì nên dừng sử dụng. Không nên dùng liên tục để tránh gây tích lũy độc tính trong cơ thể.

Sai lầm khi dùng tâm sen
Liều lượng cần được tăng từ từ khi dùng tâm sen

Dễ bị nhờn thuốc, không tạo ra giấc ngủ ổn định lâu dài

Alcaloid có tác dụng an thần là chính, giúp tạo giấc ngủ ngay nhưng tác dụng phục hồi thần kinh chưa mạnh. Người bệnh khi dùng có thể ngủ tốt một thời gian nhưng dễ mất ngủ trở lại do thần kinh vẫn yếu, quá trình điều tiết giấc ngủ chưa được phục hồi. Dùng lâu ngày thì dễ gây nhờn thuốc.

Sử dụng tâm sen như thế nào cho đúng?

  • Lựa chọn kỹ tâm sen có nguồn gốc rõ ràng, không nấm mốc, đảm bảo chất lượng để tránh bị nhiễm độc khi uống
  • Sao vàng trước khi sử dụng để giảm tính hàn (lạnh) của tâm sen, trừ khử bớt độc tính
  • Kiểm soát liều dùng phù hợp với bản thân: Lúc đầu nên hãm loãng sau đó tăng dần lượng tâm sen lên đến khi có giấc ngủ ngon. Nếu có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh thì cần giảm lượng tâm sen.
  • Nếu dùng quá 1 tuần mà không có hiệu quả thì nên dừng sử dụng
  • Không nên dùng liên tục trên 1 tháng để tránh tích lũy gây độc với cơ thể

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *