Rễ cỏ tranh hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

Rễ cỏ tranh hỗ trợ điều trị viêm thận cấp. Loại cỏ dại ven ruộng tưởng chừng như chỉ làm thức ăn cho trâu bò không ngờ lại là vị thuốc có nhiều công dụng như thế. Tất cả các bộ phận của cỏ tranh đều có thể sử dụng làm thuốc. Trong đó, rễ cỏ tranh với tên gọi đông y là sinh mao căn, bạch mao căn… đem lại nhiều tác dụng hơn cả.

>>Xem thêm: Rễ cỏ tranh hỗ trợ điều trị thanh nhiệt lợi tiểu hiệu quả

Giới thiệu về cỏ tranh

Cây thuộc loại thân mềm, lá cứng mọc dài lên trên, dáng lá hẹp nhỏ, mặt trên lá hơi nhám lông, mặt dưới nhẵn, mép lá rất sắc bén nên khi đi vào đồng cỏ tranh thường xót dễ đứt tay như lá mía.

rễ cỏ tranh trị viêm thận cấp
Cây Cỏ Tranh

Hoa cỏ tranh hình bông chùy, thuôn dài và nhẹ như bồ công anh nhưng dáng thuôn nhỏ như lá, có màu trắng và còn có màu hồng …

Cây được nhân giống bằng rễ và nhờ gió phát tán từ bông như bồ công anh. Cây phân bố ở khắp nơi, mọi miền, không kén điều kiện thời tiết cũng như thổ nhưỡng.

Thân, rễ và hoa của cỏ tranh đều được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, rễ cỏ tranh là vị thuốc quen thuộc trong đông y và mang lại nhiều tác dụng hiệu quả hơn hẳn.

Vị thuốc rễ cỏ tranh

Đặc điểm của vị thuốc rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ cỏ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và Fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này có vị ngọt; cùng với các loại acid citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cilindrin.      

Khi dùng cỏ tranh làm thuốc, bạn phải cắt bỏ phần rễ nằm trên mặt đất, chỉ lấy phần rễ nằm dưới mặt đất, bổ sạch bẹ, lá, rễ con. Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn, từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo mức bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này còn có thêm những tên gọi khác nhau.

Rễ cỏ tranh tươi, rửa sạch, thái nhỏ thì được gọi là sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm nước cho mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô sàng bỏ chất vụn thì được gọi là bạch mao căn. Lấy bạch mao căn cho vào nồi sao cho thuốc chuyển sang màu đen, bỏ ra phơi khô thì được gọi là mao căn thán.

Tác dụng của rễ cỏ tranh

Trong đông y rễ cỏ tranh được sử dụng phổ biến bởi có vị ngọt, tính mát giúp giải nhiệt, mát huyết và lợi tiểu. Nhờ những đặc tính này người ta thường dùng cỏ tranh để điều trị các bệnh như viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu, tiểu dắt, chảy máu cam… Điều đặc biệt, rễ cỏ tranh hỗ trợ tốt trong chữa và điều trị thận. Do vậy mà rễ cỏ tranh là vị thuốc chủ trị có những tác dụng sau đây:

  • Chữa viêm thận mãn tính.
  • Lợi tiểu.
  • Hạ huyết áp.
  • Tiêu thũng.
  • Giải độc gan.
  • Hạ men gan.
  • Chữa mất ngủ.
  • Giảm áp lực, tỉnh táo.
  • Điều trị viêm thận cấp.

Rễ cỏ tranh hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

Các  nhà nghiên cứu lâm sàng Trung Quốc cho biết: Rễ cỏ tranh có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị cả bệnh viêm thận cấp và viêm thận mãn tính.

Với chứng viêm thận cấp, thảo dược này giúp rút ngắn quá trình điều trị. Với viêm thận mãn tính, nó giúp lợi tiểu, tiêu thũng, hạ huyết áp..

rễ cỏ tranh trị viêm thận cấp
Rễ cỏ tranh đều có tác dụng hiệu quả với viêm thận cấp và mãn tính

Bài thuốc rễ cỏ tranh hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

Cách 1: Dùng 200g rễ cỏ tranh khô sắc với 500ml trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi nước thuốc cạn còn 100 – 150ml, chia thuốc và uống 2- 3 lần. Mỗi ngày uống 1 tháng và sử dụng liên tục trong 1 tháng để có kết quả trị liệu tốt.

Cách 2: Dùng rễ cỏ tranh tươi phối trộn với các nguyên liệu tự nhiên khác như cam thảo nam, hoàng đằng, kim ngân hoa, đậu đen, cỏ mần trầu, mã đề, kinh giới, kim anh tử. Tất cả các thảo dược, mỗi vị lấy 10g, sắc chung với 3 bát nước. Khi nước cạn còn 1 bát, uống sau bữa ăn. Thời gian dùng 15 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ rễ cỏ tranh

Dù là dược liệu rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng cỏ tranh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Những bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc tuyệt đối không được sử dụng dược liệu để điều trị bệnh.

Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ và người tạng hàn không nên dùng bạch mao.

Cơ địa từng người khác nhau nên tác dụng của dược liệu với từng người bệnh cũng khác nhau. Người bệnh phải kiên trì áp dụng mới có thể thấy được hiệu quả điều trị bệnh.

Trong thời gian dùng dược liệu, nếu gặp biểu hiện như đau bụng, nôn mửa. Hãy dừng thuốc và tới thăm khám tại các cơ sở y tế.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *