Phương pháp nhân giống và bảo tồn cây gỗ Pơ Mu

Nghiên cứu về nhân giống loài Pơ Mu

Đa số các loài cây bản địa quí hiếm có phân bố rải rác, số lượng cá thể mẹ ít, khó thu hái hạt, mùa hoa quả không ổn định và năng xuất thấp. Do đó, việc nhân giống bằng phương pháp giâm hom là giải pháp tích cực nhằm phục vụ cho bảo tồn và mở rộng qui mô trồng rừng khôi phục lại nguồn tài nguyên quí hiếm này.

Nghiên cứu nhân giống Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) bằng hom trong Các loài cây lá kim ở Việt Nam của Nguyễn Hoàng  Nghĩa (2004)[19]:

Cành của cây con 1 năm tuổi được dùng cho nhân giống hom  trên cát mịn trong nhà kính tại Đà Lạt. Sau hai tháng giâm, tất cả các công thức  xử lý đều ra rễ, chỉ riêng đối chứng mới ra mô sẹo. Trong thí nghiệm này, ANA  cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, đạt 80 -90 %, trong khi đối chứng vẫn chưa ra rễ.

Ngoài  ra, ABT và các thuốc khác cũng có một vài công thức cho tỷ lệ ra rễ đạt 70 – 80%. Số rễ trên hom biến đổi song không tuân theo một quy luật nhất định.

Chẳng hạn ở AIA, nồng độ càng tăng thì số rễ cũng tăng lên, còn AIB thì tại tuân  theo quy luật ngược lại. Riêng đối với ABT và ANA thì các nồng độ thấp và cao  cho số rễ thấp.

ANA cho số rễ thấp nhất trong số các thuốc thí nghiệm. Tóm lại, loài Pơ Mu có thể nhân giống bằng hom với tỷ lệ ra rễ cao, có thể góp phần đắc lực vào công tác nhân giống phục vụ trồng rừng

Xem thêm: Các nghiện cứu về cây gỗ Pơ Mu

Phương pháp nhân giống cây gỗ Pơ Mu
Phương pháp nhân giống cây gỗ Pơ Mu

Các ứng dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu sinh thái  và bảo tồn loài gỗ Pơ Mu

Tại Việt Nam, mặc dù được biết đến từ khá sớm, nhưng mãi phải đến sau năm 2000, tức sau khi có được những kết quả đầu tiên về việc tổng kết chương trình GIS Quốc gia ở Việt Nam, GIS mới thực sự được chú ý đến và bước đầu phát triển. Từ đó, có những quan điểm về GIS như sau:

Bảo Huy (2009) Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin và ngày càng được phát triển rộng rải. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế – xã hội, quản lý môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới.

GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cá nhân … đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các hiện tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền địa lý nhất quán và của các cơ sở dữ liệu đầu vào[14].

GIS là một hệ thống quản lý thông tin dữ liệu không gian đa dạng, được phát triển dựa trên cơ sở công nghệ máy tính, phần mềm, ảnh viễn thám với mục đích lưu trữ, cập nhật, quản lý, hợp nhất, tổng hợp, mô hình hóa, phân tích và đưa ra các giải pháp ở nhiều lĩnh vực, cấp độ khác nhau tùy theo mục tiêu của người sử dụng[14].

Nguyễn Kim Lợi (2006), hệ thống thông tin địa lý (GIS) được định nghĩa như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian (Geographically or Geospatial), nhằm hỗ trợ việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra, chẳng hạn như:

Để hỗ trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch (Planning) và quản lý sử dụng đất (Land use), tài nguyên thiên nhiên (Natural resoures), môi trường (Environment), giao thông (Transportation), dễ dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu trữ dữ liệu hành chính[17].

Tại Việt Nam công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và đến nay được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu giữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị … đã mang lại hiệu quả bước đầu cho hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta và đang có nhiều triển vọng phát triển nhanh trong thời gian sắp tới.

Hàng loạt chương trình, dự án GIS với sự tham gia của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước đã được triển khai có thể kể đến như:Nghiên cứu hiện trạng lớp phủ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất là những ứng dụng phổ biến nhất.

Trong suốt thập niên cuối của thế kỷ 20, các dữ liệu viễn thám đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:  nghiên cứu địa chất, lũ lụt, nghiên cứu phân bố lúa và cháy rừng, bảo tồn các vùng đất ngập nước, quản lý tổng hợp đới bờ, quan trắc các vùng đô thị mở rộng một cách tự phát,…

Dự án của Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (United Nation Development Programme – UNDP) ứng dụng viễn thám ở Việt Nam là nâng cao năng lực về thống kê rừng ở viện Điều tra Quy hoạch rừng vào những năm 80.

Sau đó, UNDP tiếp tục tài trợ dự án thứ hai mà đối tượng chính là các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong vài năm. Vào những năm 90, Việt Nam đã thu hút một số lớn các dự án quốc tế trong lĩnh vực nâng cao năng lực quản lý môi trường và tài nguyên trong đó GIS luôn là hợp phần quan trọng.

Các dự án GIS đã và đang phát triển mạnh ở các tỉnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dự án quản lý nước sạch ở Hà Nam, Dự án quản lý nước ở Hoà Bình, Dự án thử nghiệm trong quản lý khách du lịch ở Động Phong Nha, Dự án tổng thể xây dựng hệ thống thông tin địa lý tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Dự án quản lý đất đai ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, Dự án ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đất đai ở Lâm Đồng, .

Ngoài các dự án được đầu tư theo các chương trình dự án, trong những năm gần đây các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những đề tài nghiên cứu ứng dụng GIS liên quan đến quản lý tài nguyên và sinh thái rừng:

Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS để giám sát, đánh giá nhanh sự thay đổi lớp phủ thực vật rừng ở khu vực diện tích rừng mới mở rộng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế của Vườn Quốc gia Bạch Mã[16]

Bảo tồn cây gỗ Pơ Mu
Bảo tồn cây gỗ Pơ Mu

Bùi Quang Trung (2007) nghiên cứu tích hợp công nghệ ảnh vệ tinh, công nghệ GIS và công nghệ GPS để thành lập bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10 000 và 1/5 000; Chu Hải Tùng (2007) nghiên cứu khả năng ứng dụng kết hợp ảnh vệ tinh radar và quang học để thành lập một số lớp thông tin về lớp phủ mặt đất[39].

Nguyễn Trường Sơn (2007) nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng, thử nghiệm tại 1 khu vực cụ thể;

Nghiêm Văn Tuấn (2009) nghiên cứu ứng dụng tư liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao và các mô hình lý thuyết để thành lập bản đồ các vùng có nguy cơ trượt lở đất ở khu vực miền núi[38].

Phạm Ngọc Tùng (2009) ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, tỉnh Đăk Nông[22].

Nguyễn Văn Sinh (2009) nghiên cứu sự biến động lớp phủ thực vật bằng ảnh vệ tinh đa thời gian và ảnh hưởng của nó tới sự đa dạng sinh học ở các khu vực bảo tồn thiên nhiên Nam Bộ[40].

Ngoài ra, ở một số địa phương như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bình Định, Đồng Nai, Vĩnh Phúc cũng đã áp dụng công nghệ Viễn thám và GIS để cập nhật bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/25.000 theo chỉ thị số 32/2000/CT-BNN-KL về việc tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên cả nước.

Nhìn chung, viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên để ứng dụng trong công tác bảo tồn như quản lý dữ liệu sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh loài, xây dựng bản đồ dự báo mật độ phân bố loài … còn hạn chế, trong khi đó đây là công nghệ thích hợp và có hiệu quả để giám sát loài và tổ chức quản lý bảo tồn.

Các bạn có nhu cầu mua cây giống gỗ Pơ Mu hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Hotline/Zalo0798 414 414 hoặc 0764 456 123 

Địa chỉ: Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *