Phụ nữ có thai dùng hoa hòe có tốt không?

Cây hoa hòe mọc nhiều ở nước ta và là một loại thuốc quý. Hoa hòe giúp trị một số loại bệnh như: huyết áp cao, băng huyết, …. Nhưng bà bầu dùng hoa hòe có tốt không?

Hoa hòe là cây gì?

Cây hòe thuộc họ đậu, cao khoảng 6 – 15m, cây lâu năm có thể cao tới 25m. Hoa hòe có lá kép, hoa thường mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả hòe có dạng chuỗi hạt và lớn bé không đều nhau.

Cây hòe có nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Thái Bình, Hưng Yên và Hải Dương.

Theo các nghiên cứu, hoa hòe chứa các hoạt chất như rutin, quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose. Đây đều là những chất có thể sử dụng để làm thuốc rất tốt.

Trong Đông y, hoa hòe được thu hái khi nụ hoa sắp nở sau đó phơi khô để tiện sử dụng.

Hoa hòe có màu trắng hoặc vàng nhạt
Hoa hòe có màu trắng hoặc vàng nhạt

Xem thêm >>>  Cách thu hái và chế biến hoa hòe

Hoa hòe có tác dụng gì?

Đây là một loại thảo dược rất tốt với sức khỏe, có một số công dụng nổi bật sau:

Chữa các bệnh xuất huyết: Hoạt chất rutin chiếm tới 6 – 34% trong hoa hòe. Có tác dụng giảm tính thẩm thấu và tăng cường độ bền các mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả.

Hoa hòe tốt cho tim mạch: Dược liệu từ hoa hòe có khả năng làm giảm huyết áp và kích thích nhẹ với tim.

Hoa hòe có tác dụng hạ mỡ máu: Dược liệu từ hoa hòe được chứng minh là có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Hoa hòe tốt cho đường tiêu hóa: Nước của hoa hòe sẽ giúp làm giảm co cơ trơn tại phế quản và đại tràng. Ở đây, chất rutin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm co thắt tới 5 lần so với bình thường. Ngoài ra, hoa hòe còn được coi là có thể phòng trừ tiêu chảy.

Hoa hòe rất tốt cho tim mạch
Hoa hòe rất tốt cho tim mạch

Hoa hòe giúp ngủ ngon: Hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, an thần. Vì vậy giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Nếu bạn bị khó ngủ, mất ngủ nên uống nước hoa hòe để có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Hoa hòe điều trị cao huyết áp: Một số người bị cao huyết áp nên dùng nước hoa hòe vì nó có công dụng hạ huyết áp tốt. Hoạt chất rutin trong loại hoa này là một loại vitamin P. Không những giúp giảm huyết áp mà còn có vai trò phòng các biến chứng của huyết áp cao như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

Hoa hòe chữa bệnh trĩ: Chất troxerutin và oxymatrine có trong hoa hòe có đặc tính vận mạch, giảm viêm sưng do các mạch máu suy yếu. Do vậy là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Xem thêm >>> Tác dụng cầm máu của hoa hòe

Phụ nữ có thai dùng hoa hòe có tốt không?

Như chúng ta đã biết công dụng của hoa hòe khô lẫn nụ hoa hòe tươi. Đây thực sự là một dược liệu có ích cho sức khỏe. Nhưng phụ nữ có thai dùng hoa hòe có tốt không?

Nước hoa hòe cũng có vị thanh mát, thơm ngon nên bạn có thể dùng thay trà để giải khát rất tốt cho cơ thể. Song không phải ai cũng nên uống loại nước này. Đặc biệt bà bầu không nên uống nước hoa hòe.

Tác dụng của hoa hòe khô lẫn hoa hòe tươi đều có thể làm tăng co bóp tử cung. Đối với phụ nữ mang thai, việc uống nước hoa hòe thường gây động thai hoặc nặng hơn là sẩy thai. Kể cả phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cũng không được dùng nước hoa hòe. Bởi hoa có tính hàn không tốt cho trẻ nhỏ.

Phụ nữ có thai không nên dùng hoa hòe
Phụ nữ có thai không nên dùng hoa hòe

Bên cạnh bà bầu, những đối tượng sau đây cũng không nên dùng hoa hòe:

Hoa hòe có tính lạnh nên những người có vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, chậm tiêu. đi ngoài phân lỏng, thiếu máu không nên dùng.

Người bị huyết áp thấp cũng không được sử dụng trà hoa hòe vì có thể gây hạ huyết áp, nguy hiểm cho cơ thể.

Hy vọng bài viết về nước hoa hòe đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Bà bầu dùng hoa hòe có tốt không? Bà bầu tuyệt đối không nên dùng. Ngay cả phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng vậy. Tuy nhiên, những người mắc bệnh mà trong bài không nhắc tới, hoặc người hoàn toàn khỏe mạnh có thể sử dụng bình thường.

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976836586

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *