Nghiên cứu về nguyên nhân gây héo vàng và phòng trừ sâu bệnh hại cây ba kích

Nghiên cứu về nguyên nhân gây héo vàng cây ba kích

Những năm gần đây, một số nơi trồng ba kích tại Quảng Ninh và Thanh Hóa đã ghi nhận sự xuất hiện của triệu chứng bệnh héo vàng trên cây ba kích làm chết hàng loạt cây với tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 70%. Triệu chứng bệnh xuất hiện từ giai đoạn cây con đến khi cây hình thành củ, nhưng bệnh thường  gây hại mạnh nhất ở giai đoạn cây ba kích được 3-4 năm tuổi. Khi cây bị nhiễm ở giai đoạn cây con, cây có triệu chứng còi cọc, kém phát triển sau đó bị chết. Cây trưởng thành bị nhiễm bệnh, các lá ở gốc biến vàng, ban đầu từ lá dưới gốc của một bên cây, sau đó lan ra toàn cây, lá héo rũ màu vàng không bị rụng. Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất hoặc ở cổ rễ màu nâu, vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất. Củ kém phát triển và bị nứt đen dọc củ, ngoài vỏ củ vẫn còn tươi nhưng khi bổ dọc mạch dẫn bị hóa nâu hoàn toàn. Sau một thời gian cây trên mặt đất bị chết khô, thân teo, có màu nâu. Bằng phương pháp phân lập nấm và lây nhiễm nhân tạo theo chu trình Koch, nhóm tác giả đã xác định nấm Fusarium oxysporum là tác nhân chính được phân lập từ các mẫu bệnh thu được từ các cây ba kích có triệu chứng héo vàng.

Nghiên cứu về nguyên nhân gây héo vàng cây ba kích
Nghiên cứu về nguyên nhân gây héo vàng cây ba kích

Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại cây ba kích

Bệnh vàng lá thối rễ bắt đầu xuất hiện và gây hại sau khi trồng từ 18-24  tháng, chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ cây bị chết. Bệnh gây hại nặng ở huyện Ba Chẽ, điển hình là hợp tác xã Toàn Dân. Năm 2015, có đến 40 ha ba kích của hợp tác xã bị hại nặng không cho thu hoạch, nhiều diện tích trồng ba kích khác cũng bị nhiễm bệnh từ nhẹ cho đến trung bình, diện tích trồng ba kích của hợp tác xã Toàn Dân thu hẹp đến mức báo động, từ 100 ha năm 2015 xuống còn 20-30 ha năm 2016. Bệnh vàng lá thối rễ còn được phát hiện ở các huyện khác trong tỉnh như Vân Đồn, Hoành Bồ với các mức độ nhiễm bệnh khác nhau dao động từ 3-20%. Trước sự phát sinh và gây hại của bệnh, nhiều hộ nông dân đã phải chuyển đổi diện tích trồng cây ba kích sang các cây trồng khác, diện tích trồng ba kích của tỉnh Quảng Ninh đã bị thu hẹp tới 40 % (từ 400 ha xuống còn khoảng 240 ha) (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, 2015-2016). Theo Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật huyện Ba Chẽ, vụ trồng mới ba kích vừa qua (2016-2017), cây con cũng bị chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho nhân dân Ba Chẽ. Để phòng trừ bệnh, một số thuốc bảo vệ thực vật đã được khuyến cáo như Boocdo, Ridomil với liều lượng khuyến cáo tưới vào gốc cây, nhưng không có hiệu quả phòng trừ.

Các bạn có nhu cầu tư vấn về kỹ thuật, cũng như mua cây giống ba kích chuẩn nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Xem thêm: Hướng dẫn trồng cây ba kích luôn canh, xen canh dưới tán rừng

Hotline/Zalo: 0764 456 123

Địa chỉ: Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *