Kỹ thuật trồng cây Sinh địa chuẩn năng suất cao

Kỹ thuật trồng cây Sinh địa chuẩn năng suất. Đã từ lâu, người Trung Quốc đã biết canh tác và nhân giống thảo dược Sinh địa hay còn gọi là Sinh địa để sử dụng làm thuốc. Từ đó mà các nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản… Cũng đã và đang thực hiện canh tác nhân giống thảo dược này với quy mô vừa và nhỏ. Nhằm đáp ứng nhu cầu về thuốc thảo dược của người bệnh.

>>>Xem thêm: Các bài thuốc quý từ sinh địa(địa hoàng)

Giới thiệu về cây sinh địa

Là loại cây thân cỏ, sống nhiều năm, toàn thân cây có lông trắng, mềm. Thuộc cây rễ củ, mỗi cây có 5 – 7 củ, củ có cuống dài, vỏ củ màu đỏ nhạt. Cây cao 20 – 30cm. Lá thường mọc tụm ở các đốt thân dưới gốc cây. Lá hình trứng lộn ngược hình bầu dục dài, đuôi lá tù, mép lá có răng cưa không đều nhau, lá có nhiều nếp răn, lá dưới gốc dài hẹp.

 

kỹ thuật trồng sinh địa
Cây giống Sinh địa

Tác dụng dược lý của cây Sinh địa

+ Tác dụng kháng viêm: Nước sắc Sinh địa có tác dụng kháng viêm. Đối với chuột cống thực nghiệm gây viêm bằng Formalin vùng chân đùi, thuốc làm giảm viêm rõ (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với đường huyết: Sinh địa làm hạ đường huyết. Có báo cáo cho rằng Sinh địa làm tăng cao đường huyết nơi chuột cống hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường nơi thỏ (Trung Dược Học).

+ Nước sắc Sinh địa có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm (Trung Dược Học).

+ Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc Sinh địa có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận. Thực nghiệm cho thấy Sinh địa, Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của Corticoid.

Kỹ thuật trồng Sinh địa chuẩn năng suất cao

Để trồng được sinh địa chuẩn năng suất cao tại Việt Nam. Người trồng cần nắm được những yếu tố sau

1.Thời vụ

Ở Việt Nam những cùng khác nhau sẽ có thời vụ trồng khác nhau:

– Miền núi cao: 1 năm 1 vụ trồng vào T3, 4 thu hoạch T 9, 10, 11 của mùa đông lạnh.

Giống: dùng củ có đường kính từ 1-1,5cm để làm giống.

Vùng núi thấp thuộc trung du và đồng bằng: 1 năm 2 vụ:

+ Vụ thu đông: Trồng T 8, 9 thu hoạch T2, 3 năm sau.

+ Vụ xuân hè: Trồng T2, 3 thu hoạch T 7, 8.

2.Giống

Dùng củ có đường kính từ 1 – 1,5cm để làm giống.

+ Chọn củ: Chỉ lấy củ của của những cây địa hoàng toàn thân có lông mềm và dài có màu trắng xám lá hơi hình trứng lộn ngược. Không chọn những cây có lá dài hẹp, ít lông lá mỏng, mọc cụp xuống. Chọn củ ở ruộng 5 – 6 tháng tuổi và đạt 4 tiêu chuẩn sau:

  • Không xây sát, dập nát, sâu bệnh.
  • Củ đồng đều, đường kính củ từ 1 – 1,5cm.
  • Cuống củ ngắn, múp đầu đuôi, nhiều nếp nhăn.
  • Củ dài tròn, màu vàng sẫm, sáng đẹp.
kỹ thuật trồng sinh địa
Cây sinh địa

3.Chọn đất và làm đất

– Không nên chọn đất vụ trước trồng các cây họ cà, một số cây họ bầu bí, rau cải, cà rốt…Loại cây trồng trước tốt nhất là các loại ngũ cốc ngô, các loại lúa mạch…

– Không trồng liên canh hoặc trồng liên tục. Cứ 5 – 7 năm mới trồng địa hoàng trên đất đó.

– Chọn đất cao ráo, thoáng nước tốt, tơi xốp có độ dốc từ 5 – 10 độ.

– Đất càu sâu, khoảng 3 cm, bừa kỹ có thể sử lý đất trước khi lên luống.

+ Vụ thu đông: Ít mưa, lên luống từ 1 – 1,2m, cao từ 30 – 35cm, san phẳng luống, rãnh luống 25 – 30 cm, luống dài 8 – 9m.

+ Vụ hè thu: Thường lên luống 1,2 – 1,5m, cao 35 – 45cm, luống hẹp hơn 50 – 60cm, rãnh sâu 25 – 30cm.

4.Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật trồng sinh địa chuẩn năng suất cao

– Mặt luống sau khi san phẳng, bổ hốc để trồng:

+ Hàng cách hàng 35 – 40cm.

+ Cây cách cây 30 – 40cm (trồng so le kiểu nanh sấu).

– Mật độ: 70 – 90.000 cây/ha, cần 300 – 500kg giống.

– Kỹ thuật trồng: Sau khi bón phân lót vào hốc, cần phủ 1 lớp đất bột mỏng để củ không tiếp xúc trực tiếp với phân bón mà bị thối giống. Độ sâu lấp đất từ 3 – 4cm trong vụ xuân hè, từ 4 – 5cm trong vụ đông. Không trồng cây ở mép luống vì rễ mọc lên gặp ánh sáng mọc lên thành cây con mà tiêu hao dinh dưỡng cây chính.

kỹ thuật trồng sinh địa
Luống trồng Sinh địa

5.Chăm sóc

Tập trung chăm sóc vào thời gian từ 2 – 2,5 tháng đầu sau khi cây mọc.

– Dặm tỉa cây:

+ Dặm cây sớm sau khi trồng 15 – 20 ngày. Lấy cây dự phòng , bưng cả bầu ra dặm, nếu thiếu tách mầm ở các gốc có 2 – 3 mầm.

+ Tỉa cây, cành, lá hoa: chọn cây khỏe, tỉa bót cây xấu để tập chung dinh dưỡng.

– Làm cỏ xới xáo: thường vun xới 3 lần

Lần 1: Sau khi trồng 25 – 27 ngày, xới khoảng 2 – 3 cm làm sạch cỏ và vun gốc.

Lần 2: Sau khi trồng 40 ngày.

Lần 3: Sau khi trồng 60 – 65 ngày, kết hợp với tỉa mầm cây, mầm củ và bón phân thúc.

6.Tưới tiêu

Ưa mát, cần luôn giữ độ ẩm 70 – 80% trong tháng đầu. Sau trồng 3 – 4 ngày tưới nước 1 lần, về sau thấy đất khô thì tưới.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật trông cây sinh địa tại Việt Nam chuẩn mang lại năng suất cao.

Kính chúc độc giả sức khỏe bình an!

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *