KỸ THUẬT TĂNG KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ

KỸ THUẬT TĂNG KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ

ĐẶT VẤN ĐỀ Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L.) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong cây đinh lăng, nhất ở rễ củ có chứa rất nhiều chất có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh. Đặc biệt, trong cây đinh lăng chứa các hợp chất saponin tương tự như trong nhân sâm. Trong một số trường hợp, rễ củ đinh lăng được thay thế cho nhân sâm như là một nguyên liệu dễ tìm ở Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2006); (Nguyễn Trần Châu và cộng sự, 2007). Theo phân loại của Phạm Hoàng Hộ (2003), đinh lăng có nhiều loài thuộc chi Polyscias, như đinh lăng lá trổ, đinh lăng lá ráng, đinh lăng lá tròn và đinh lăng lá nhỏ.

KỸ THUẬT TĂNG KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ
KỸ THUẬT TĂNG KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ

Trong đó loài đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là loài được dân gian sử dụng rộng rãi làm thuốc tăng cường sức khỏe và hoạt huyết dưỡng não từ rất lâu đời. Ngày nay, tác dụng dược tính của cây đinh lăng đã được chứng minh, nên nhu cầu sử dụng cây đinh lăng làm thuốc ngày càng tăng. Hàng năm, Tổng công ty Dược Traphaco cần 400 tấn rễ đinh lăng lá nhỏ để làm thuốc, nhưng hiện nay nguồn cung này rất không ổn định do chưa chủ động trong sản xuất đinh lăng (Nguyễn Huy Văn, 2012). Nguyên nhân chính là quan niệm của người dân cho rằng đinh lăng Ninh Thị Phíp 169 là loài dễ trồng, dễ nhân giống nên không để tâm đến nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Thực tế cho thấy, khi sản xuất đại trà qui mô lớn, nhân giống và trồng trọt cây đinh lăng gặp nhiều vấn đề như: do giá thể giâm cành không được nghiên cứu nên nhiều giá thể giâm cành đinh lăng không phù hợp, độ xốp thấp, khả năng thoát nước kém, đất bị bí, làm thối cành giâm hoặc chiều dài cành giâm quá dài hoặc quá ngắn dẫn đến hệ số nhân giống thấp; cây sinh trưởng không đồng đều; tỷ lệ cây xuất vườn thấp… Thực hiện nghiên cứu này góp phần nâng cao khả năng nhân giống và sinh trưởng của cây đinh lăng trong sản xuất.

 Vật liệu và phương pháp nhân giống

Nghiên cứu sử dụng cành bánh tẻ (thân màu nâu) đường kính thân từ 1 – 1,5 cm của cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Harms) làm vật liệu giâm cành trong các thí nghiệm. Loại đinh lăng này, trên 3 năm tuổi, được trồng tại Khu thí nghiệm màu, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Giá thể là đất phù sa sông Hồng, có thành phần cơ giới nhẹ. Khi cành giâm ra rễ, có 2 – 3 lá, được đem trồng ở các thời vụ khác nhau trên đất màu trồng luân canh với cây họ đậu. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2/2010 đến 8/2012, trong điều kiện nhà có mái che, xung quanh được che lưới đen để giảm ánh sáng mặt trời, bên trong nhà giâm được tưới thường xuyên đảm bảo cành giâm không bị khô.

 Vật liệu và phương pháp nhân giống
Vật liệu và phương pháp nhân giống

Nghiên cứu đã thực hiện 4 thí nghiệm, các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức giâm 30 cành/ lần nhắc lại trong bầu giâm kích thước 8×10 cm. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm đến khả năng ra rễ, bật chồi và sinh trưởng của cành giâm, thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1: 100% cát đen; CT2: 100% đất; CT3: 50% cát + 50% trấu hun (tỉ lệ 1:1) CT4: 30% cát + 30% trấu hun +30% đất (tỉ lệ 1:1:1); CT5: 50% đất + 50% trấu hun. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài đoạn cành đến khả năng ra rễ, chồi và sinh trưởng của cành giâm, gồm 5 công thức: CT1: dài 10cm; CT2: dài 15cm; CT3: dài 20cm; CT4: dài 25cm; CT5: dài 30cm. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng loại cành giâm đến khả năng ra rễ, bật chồi và sinh trưởng của cành giâm. Thí nghiệm gồm 2 công thức: CT1: cành thân; CT2: cành nhánh. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng α -NAA đến khả năng ra rễ, bật chồi và sinh trưởng của cành giâm. Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không xử lý (nhúng nước lã), CT2: xử lý 1000 ppm; CT3: xử lý 2000 ppm và CT4: Xử lý 3000 ppm, tất cả các công thức được xử lý bằng phương pháp nhúng sốc trong thời gian từ 3 – 5 giây. Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nảy mầm (%); tỷ lệ ra rễ (%); chiều cao chồi (cm); đường kính thân chồi (cm); số lá/ cây (lá); Tỷ lệ xuất vườn (%); Thời gian từ giâm cành đến xuất vườn (ngày). Mỗi công thức theo dõi 5 cây/1 lần nhắc, đo đếm các chỉ tiêu, sau đó tính toán số liệu trung bình

Kết quả nghiên cứu cây giống đinh lăng

Kết quả nghiên cứu cây giống đinh lăng
Kết quả nghiên cứu cây giống đinh lăng

Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ ra rễ, bật mầm và sinh trưởng của cành giâm Giá thể giâm cành có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhân giống bằng biện pháp giâm cành. Bởi vì trong nhân giống bằng giâm cành giá thể giâm có chức năng: Giữ cho cành giâm luôn ở tư thế cố định, là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng cho cành giâm; cho phép không khí xâm nhập vào phần gốc của cành giâm. Một giá thể được xem là lý tưởng nếu giá thể đó đủ xốp, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt, sạch sâu bệnh và cỏ dại. Khi nghiên cứu sự khác biệt của bộ rễ trong các giá thể khác nhau, Long (1933) thấy rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng trên là do có sự khác biệt về khả năng giữ ẩm và độ thoáng khí của giá thể. Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này cho thấy, giá thể khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ cây xuất vườn và thời gian.

Xem thêm: rễ đinh lăng hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miến phí

Hotline: 0764 456 123

Địa chỉ: Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *