Kỹ thuật chăm sóc cây tam thất bắc mang lại hiệu quả cao
Kỹ thuật chăm sóc cây tam thất bắc mang lại hiệu quả cao. Trung tâm cây giống Tam Đảo xin chào quý vị và các bạn chúc mọi người có một ngày may mắn. Cây tam thất là cây dược liệu quý hiếm. Hiện nay ngoài việc khai thác tam thất trong tự nhiên thì việc trồng cây tam thất cũng được chú. Tuy nhiên để trồng cây tam thất đạt năng suất chất lượng cao thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây đê biết cách chăm sóc cây tam thất một cách tốt nhất nhé!
Cây tam thất là cây gì?
Tam thất bắc là một loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuống lá dài 3-6 m, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6 đến 1,2 cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành mang hoa. Có hoa đơn tính, có hoa lưỡng tính, cùng tồn tại. Lá đài 5 màu xanh. Cành hoa 5, màu xanh nhạt, nhị 5. Bầu hạ hai ngăn. Quả mọng hình thận. Khi chín có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu.
Tam thất bắc được trồng ở đâu?
Vì tam thất có công dụng lớn trong y học nên tam thất đã được đưa vào nhân giống trồng phổ biến hơn. Hiện tại tam thất được trồng tại tỉnh Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương, Bát xát, Phà Lùng), Cao Bằng…Tại các vùng núi cao 1.200 đến 1.500m.
Cần chọn những nơi sườn núi ít gió mạnh, phải làm các dàn che nắng và phải rào để bảo vệ chống chuột, dóc hay đến ăn củ. Đất phải được bón phân và chuẩn bị kỹ từ một năm trước, chia thành luống dọc cách nhau 1 mét. Tháng 10 – 11 chọn những hạt ở những cây đã mọc 3-4 năm. Gieo ngay vào vườn ươm. Tháng 2-3 năm sau mới mọc.
Một năm sau, vào tháng 1-2 có thể đào cây con, cắt bỏ lá gốc, trồng vào ruộng chính thức. Sau 3 đến 7 năm mới bắt đầu thu hoạch. Thường cây càng lâu năm rễ củ càng to. Sau khi rửa sạch bùn đất, đem cắt bỏ rễ con, đem phơi nắng cho hơi héo, đen lăn, vò cho mềm lại phơi nắng và vò hoặc lăn làm như vậy từ 3 đến 5 lần mới phơi cho khô hẳn. Có khi người ta cho vào túi gài lắc cho rễ thành đen bóng là được.
Trồng tam thất trước tiên phải chọn được giống tam thất tốt mang lại nhiều hoạt tính tối ưu. Quy trình chăm sóc tam thất cũng mất nhiều công sức thời gian và cả kinh phí.
Trong sách Bản thảo cương mục ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải do đó có tên Tam thất. Nhưng có người lại nói tam = ba có ý nói từ lúc nói gieo đến lúc ra hoa phải mất 3 năm. Thất = bảy, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người lại nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.
Kỹ thuật chăm sóc cây tam thất mang lại hiệu quả cao
Tưới nước: Là cây ưa ẩm, không chịu khô hạn, do vậy cần đảm bảo đủ độ ẩm để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt. Thông thường ở giai đoạn vừa trồng xong thì hay gặp điều kiện khô hạn vì vậy cần lưu ý dự trữ nước tưới đảm bảo cho cây đủ ẩm.
Bón phân:
– Giai đoạn 3 năm đầu sau trồng cây sinh trưởng phát triển mạnh nên yêu cầu dinh dưỡng nhiều để phát triển thân lá, ra hoa. Giai đoạn này nên bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón các loại phân bón hàn lượng cao, đặc biệt bổ sung phân chuồng hoai mục hàng năm cho cây.
– Trong những năm tiếp theo cây cần phát triển củ, nên tăng hàm lượng phân hữu cơ, phân vi sinh để giúp đất tăng hàm lượng mùn, đất tơi xốp kích thích củ mọc to, không sâu bệnh hại.
Làm cỏ: Để tạo vườn trồng tam thất có độ thông thoáng, tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng, ánh sáng để quang hợp cũng như phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Tiến hành làm cỏ vun luống thường xuyên đảm bảo sạch cỏ dại theo định kỳ ít nhất 2 lần/tháng.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây tam thất
Một số sâu bệnh hại phổ biến trên cây tam thất:
Bệnh thối rễ và củ:
– Nguyên nhân: Thường do một số loại vi khuẩn và nấm gây ra, là bệnh rất khó phòng trừ, tốc độ lây lan bệnh nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của cây.
– Phương pháp phòng trừ: Chủ yếu là quản lý dịch hại tổng hợp ngay từ đầu vụ. Các biện pháp canh tác chủ yếu như: Trồng cây ở đất phù hợp, bố trí luống trồng, mật độ trồng hợp lý; Khi cây bị bệnh tiến hành nhổ bỏ tránh lây lan. Sauk hi nhổ cần xử lý sát trùng bằng bôi để diệt trừ nấm,vi khuẩn còn xót lại. Có thể xử dụng một số thuốc hóa học như: Ridomil Gold…phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất
Bệnh do sâu và côn trung gây hại
Trong suốt quá trình trồng tam thất thì một số loại sâu thường gây hại như sâu ngài đêm đen, sâu xanh… Để phòng trừ có thể sử dụng các loại thiên địch hoặc dùng bắt thủ công, treo các bẫy bả bắt bướm trưởng thành.
– Cần tiến hành thường xuyên làm sạch cỏ dại và phát hiện kịp thời sâu bệnh hại cây tam thất.