Kể từ khi phát hiện ra giảo cổ lam. Giáo sư tiến sỹ Phạm Thanh Kỳ đã đăng ký đề tài khoa học cấp nhà nước, cùng với đó là rất nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để làm rõ tác dụng của giảo cổ lam. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cây giảo cổ lam và Hình ảnh cây Giảo cổ lam Hòa Bình như thế nào nhé.
Giảo cổ lam là gì ?
Giảo cổ lam hay còn gọi là hay còn gọi là cổ yếm, thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm, ngũ diệp sâm với danh pháp khoa học là Gynostemma Pentaphyllum thuộc họ bầu bí. Giảo cổ lam là cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền Trung Quốc. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà giảo cổ lam thường xuyên thì sống rất thọ. Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực.
Từ xa xưa, giảo cổ lam đã được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú” quyển hạ năm 1639 của Trung Quốc và được các vua chúa Trung Quốc sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp. Đặc biệt, hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưu ái loài cây này tới mức sử dụng nó hằng ngày và đặt tên là “Trường sinh thảo”.
Đặc điểm hình thái của Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuyển mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín có màu đen.
Đặc điểm phân bố
+ Cây giảo cổ lam mọc ở độ cao 200 – 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước Châu Á khác.
+ Ở Việt Nam, giảo cổ lam được phát hiện ở núi Phan Xi Păng và một số tỉnh ở vùng núi phía Bắc.
Phân loại
Loại 1: Giảo cổ lam 3 lá
Đặc điểm:
– Cây tươi: Cây có 3 lá, dây khá lớn, cây tươi nhấm có vị ngọt, không đắng.
– Khi phơi khô: Giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm.
– Khi pha với nước sôi: Vị nhạt, không có vị đắng.
Tác dụng: Hiệu quả điều trị bệnh của Giảo cổ lam 3 lá không cao, ít được dùng trong y học và hiện còn đang được nghiên cứu.
Loại 2: Giảo cổ lam 5 lá
Đặc điểm:
– Cây tươi: Dây nhỏ, cây có 5 lá, khi còn tươi nhấm có vị đắng.
– Khi phơi khô: Cây dậy mùi thơm đặc trưng.
– Khi pha với nước sôi: Uống có vị đắng nhưng rất dễ uống và ngọt hậu, trà rất thơm.
Tác dụng: Hiệu quả điều trị bệnh của Giảo cổ lam 5 lá rất cao. Đây là loại giảo cổ lam tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay.
>>> Xem thêm: Tác dụng của Giảo cổ lam 5 lá.
Loại 3: Giảo cổ lam 7 lá
Đặc điểm:
– Cây tươi: Dây lớn, cây có 7 lá, khi tươi có vị đắng.
– Khi phơi khô: Cây không có mùi thơm đặc trưng.
– Khi pha với nước sôi: Giảo cổ lam 7 lá vị rất đắng và khó uống, trà không được thơm.
Tác dụng: Hiệu quả điều trị bệnh của Giảo cổ lam 7 lá đang được khoa học nghiên cứu và chưa được phân tích cụ thể.
Bên trên là thông tin về Hình ảnh cây Giảo cổ lam Hòa Bình. Trong số những loại trên. Giảo cổ lam 3 lá là loại ít được dùng nhất, dược tính của loại này cũng không cao. Trong khi đó, giảo cổ lam 5 lá và 7 lá được nhiều người biết đến và sử dụng.
*Lưu ý: Sản phẩm có tác dụng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Hotline/Zalo: 0976.836.586
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình