Dược liệu cây lá hen hỗ trợ bệnh chuyên trị hen, ho hen, hen suyễn

Ho hen là một bệnh được nhiều người dân gian gọi là bệnh di truyền, nhưng trên thực tế nếu bạn biết đến cây dược liệu này thì bệnh hen, ho hen, hen suyễn sẽ hết ngay trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe  hay để lại di chứng gì cả. Hôm nay dược liệu hòa bình giới thiệu cùng các bạn một dược liệu quý được nhiều người biết đến để hỗ trợ điều trị bệnh ho hen hiệu quả chính là Cây Lá Hen.

Giới thiệu về cây lá hen

Cây lá hen ( danh pháp khoa học hai phần Calotropis gigantea ) hay cây Bòng bòng, bồng bồng to, bông bông, Hen, Hen to, nam tì bà, là loài thực vật có hoa trong họ La bố ma Apocynaceae. Loài này được (L.) Dryand. miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1811. Được biết đây là loài bản địa của Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ và Trung Quốc với những cây cao trên 4 m. Dưới đây là hình ảnh cây lá hen cho bạn đọc chưa biết mặt cây.

Lá hen thuộc dạng cây thảo sống dai. Với cây nhỏ cao 5 – 7m và có thể cao hơn nếu để tự nhiên. Cành có lông trắng. Lá mọc đối với chiều dài khoảng 12 – 20cm, rộng 5 – 11cm, không có lá kèm. Góc phiến lá có tuyến trắng. Hoa lá hen mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép.

Hoa lớn, đều và đẹp, đường kính khoảng 5cm, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Số lượng đài 5, tràng hợp hình bánh xe. cùng 5 nhị liền nhau thành ống có 5 phần phụ như 5 con rồng. Mùa hoa gần như quanh năm, chủ yếu từ tháng 12 – 1. Bao phấn hàn chết với đầu nhuỵ. Hạt phấn của mỗi ô hợp thành 1 khối phấn có chuôi và gót đính. 2 lá noãn rời nhau, bầu thượng, phần đầu nhuỵ dính liền với các bao phấn. Quả gồm 2 đại, nhiều hạt dài 23mm, trên hạt có chùm lông.

Dược liệu cây lá hen
Dược liệu cây lá hen

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho hen, hen suyễn

Nguyên nhân hen suyễn hiện nay chưa được thực sự hiểu rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền. Việc phơi nhiễm với các dị nguyên có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn trên lâm sàng. Phản ứng của cơ thể trước các yếu tố khởi phát dẫn đến các bất thường ở đường hô hấp như co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và viêm phế quản

Yếu tố dị nguyên gây hen rất đa dạng và khác nhau tùy theo từng bệnh nhân, bao gồm:

Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus

Không khí lạnh

Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí

Mạt nhà

Xúc cảm mạnh, stress

Tập luyện thể lực

Một số loại thuốc như: ức chế beta, aspirin, ibuprofen, naproxen

Một số loại thức ăn và nước uống cụ thể như: tôm, khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn

Triệu chứng bệnh Hen suyễn

Triệu chứng hen suyễn trên lâm sàng thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen phế quản hoặc chỉ sau các yếu tố khởi phát như luyện tập thể lực.

Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như:

Thở nhanh, thở dốc

Ho, khạc đàm, nặng hơn khi có nhiễm trùng đường hô hấp trên

Thở rít, thở khò khè. Đây là dấu hiệu giúp hướng tới chẩn đoán hen suyễn ở trẻ.

Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực

Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít xuất hiện vào ban đêm.

Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.

Khi bệnh diễn tiến nặng nề hơn, tần suất xuất hiện của các cơn hen suyễn dày đặc hơn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề hơn và bệnh nhân cần được sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.

Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:

Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng

Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.

Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.

Xem thêm: Địa chỉ mua cây mâm xôi

Bài thuốc chữa trị hen, ho hen, hen suyễn từ cây lá hen (bồng bồng)

Nhân dân dùng lá cây Hen làm thuốc chữa bệnh hen. Với cách dùng như sau: Hái lá đem về, lấy khăn ướt lau thật sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Mỗi ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô cho còn 1 bát. Thêm ít đường vào, chia 3 – 4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, nên uống từ từ, không uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng ( dù rất hiếm ). Kết quả sau từ 2 – 3 ngày, có khi lâu hơn từ 7 – 8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút ( Phan Như Thế ).

Bài thuốc chữa trị hen, ho hen, hen suyễn từ cây lá hen
Bài thuốc chữa trị hen, ho hen, hen suyễn từ cây lá hen

Ngoài ra người ta còn dùng nhựa mủ để làm sản xuất chất nhuộm màu vàng, vỏ thân có thể dùng làm giấy, gỗ đốt lấy than làm thuốc súng.

Một số cách dùng khác

– Chữa hen suyễn: Lấy ra lá Hen 20g, Rau khúc 30g, Cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia ra làm hai lần.

– Chữa ho hen: Chuẩn bị lá Hen 12g, Cỏ sữa lá to 10g, lá Dâu 20g. Đem hết đi sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

– Chữa hen suyễn: Hái lá Hen, mỗi ngày hái 10 lá, rửa sạch. Sau đó thái nhỏ, sao qua rồi sắc nước uống chừng một chén chia ra uống 3 – 4 lần mỗi ngày.

Cơ sơ bán cây lá hen chất lượng Uy Tín

Với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất và bán ra thị trường hàng trăm tấn dược liệu hàng năm, tất cả các dược liệu chúng tôi đều có giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh sản phẩm dược liệu, nên các bạn hoàn toàn yên tâm khi mua sản phẩm từ chúng tôi.

Giá bán: 280.000đ/kg lá khô

Xuất xứ: Hòa Bình

Tình trạng: Thu hoàn toàn từ rừng tự nhiên

Quy cách đóng gói: Túi nilon 1kg

Hình thức bảo quản: Phơi khô tự nhiên

Có gửi hàng trên toàn quốc

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương- huyện Lương Sơn – Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số: 5400514337 – Sở KH và ĐT Hòa Bình cấp ngày 04/02/2020

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *