Dùng cây mật nhân có tác dụng phụ không?

Dùng cây mật nhân có tác dụng phụ không? Mật nhân là một vị thuốc chính trong bài thuốc “ ông uống bà khen hay”. Tuy nhiên, việc sử dụng cây mật nhân có tác dụng phụ gì không? Đây là câu hỏi của nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng cây mật nhân. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay.

 Cây mật nhân là gì?

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, họ thanh thất (Simaroubaceae), thân gỗ, cao từ 4-8m, thân nhỏ ít phân cành.

Tại Việt Nam, cây mật nhân hay còn được gọi là cây bá bệnh cũng là vị thuốc chính trong bài thuốc “ông uống bà khen” danh bất hư truyền của vua voi huyền thoại vùng Tây Nguyên bấy lâu nay.

Cây mật nhân cao khoảng 15m, thường mọc ở dưới tán lá của các cây lớn. Cây có lông ở nhiều bộ phận, lá dạng kép, không cuống, mặt lá phía trên màu xanh còn dưới là màu trắng.

Ở cây mật nhân, một bộ phận quan trọng không thể bỏ qua đó chính là rễ cây. So với quả, vỏ cây thì rễ cây có chứa dược tính cao hơn cả, vì vậy tác dụng mang lại cũng đặc biệt hơn.

Dùng cây mật nhân có tác dụng phụ không?
Cây mật nhân hay còn gọi alf cây bá bệnh

Tác dụng của cây mật nhân

Trong đông y cây mật nhân có tính mát vị hơi đắng ích cho thận và gan. Theo khoa học loại thảo dược này có một số tác dụng tốt như:

– Bảo vệ và tái tạo tế bào gan

– Kích thích cơ thể tiết testosteron

– Kích thích quá trình sản sinh tinh dịch ở nam

– Tăng ham muốn sinh lý.

Do vậy mà cây mật nhân được coi là thần dược hỗ trợ điều trị các bệnh suy giảm chức năng sinh lý, liệt dương, loãng tinh….Ngoài ra, cây mật nhân còn có tác dụng giải rượu, giải độc gan, ăn uống khó tiêu, đi ngoài. Lá cây mật nhân chữa bệnh ghẻ lở hiệu quả.

Dùng cây mật nhân có tác dụng phụ không?

Công dụng của cây mật nhân rất đặc biệt. Chính vì tên gọi là cây bá bệnh ( bách bệnh) mà người ta ồ ạt sử dụng loại thảo dược thân kỳ này. Hệ lụy đáng sợ là sự thiếu hiểu biết hay không theo hướng dẫn của một bác sĩ nào. Truyền tai nhau những bài thuốc không có căn cứ rồi sử dụng vô tội vạ. Điều này đã dẫn đến những trường hợp đau lòng do dùng quá liều, sai cách gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tác dụng phụ của cây mật nhân nguy hiểm cho tính mạng. Loài cây này không thể chữa bá bệnh như lời đồn dân gian. Chưa có 1 tài liệu nào chứng minh được mật nhân có tác dụng chữa tiểu đường, huyết áp, xương khớp.

Tác dụng phụ của mật nhân có thể xảy ra nếu:

– Sử dụng cây mật nhân quá nhiều

– Tùy tiện kết hợp cây mật nhân với các loại thảo dược khác

– Uống cây mật nhân không theo chỉ định của lương y, Bác sĩ.

Tác dụng phụ gặp phải của cây mật nhân thường thấy  là đau đầu, đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên sử dụng cây mật nhân hay bất kỳ bài thuốc nào có cây mật nhân.

Dùng cây mật nhân gây tác dụng phụ hạ huyết áp

Đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuôc insulin. Dùng mật nhân có thể gây hạ đường huyết trong máu. Gây triệu chứng run rẩy chân tay, chóng mặt.

Dùng cây mật nhân gây tác dụng phụ với những người sức khỏe yếu

Cây mật nhân có tác dụng tăng cường sinh lý nhưng không có tác dụng tăng cường sức khỏe. Những người có sức khỏe yếu không nên dùng cây mật nhân. Nếu cố tình sử dụng sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch.

Những cách dùng cây mật nhân ít tác dụng phụ nhất

Dùng cây mật nhân có tác dụng phụ không?
Rễ cây mật nhân phơi khô cắt lát

Ngoài những đối tượng lưu ý không nên sử dụng cây mật nhân. Thì dưới đây là một số cách sử dụng cây mật nhân ít tác dụng phụ nhất để tham khảo

Ngâm rượu: 1kg ngâm với 10 lít, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân. Nên thêm 7 lạng nho khô cho 1kg mật nhân để giảm độ đắng.

Pha nước: Đối với người không uống được rượu có thể chẻ nhỏ pha vào nước sôi để 85oC để uống thay nước. Mỗi ngày pha 15g chia làm 3 lần và tăng dần 3g/ngày đến mức 30g/ngày thì duy trì ở mức này. Dùng 3 lần nước sôi thì thay rể Mật nhân mới.

Tán bột: Mật nhân đã tán bột pha vài giọt nước sạch (hoặc mật ong) để làm thành viên hoàn theo liều lượng 6g/ngày và tăng dần 1g/ngày đến mức 10g/ngày thì duy trì ở mức này.

Sắc uống: Mỗi ngày 15gr, sắc cùng với 1,5 lít nước để đun sôi và bật nhỏ lửa trong khoảng 15 phút, sau đó lấy nước để uống mỗi ngày.

Lưu ý: Cây mật nhân có vị rất đắng và khó uống, có thể kết hợp với vài vị thuốc như xạ đen, cà gai leo, cây cỏ ngọt. Giúp làm giảm vị đắng của mật nhân mà ko làm mất đi tác dụng của mật nhân.

Trên đây là một số thông tin về cây mật nhân mà Dược Liệu Hòa Bình muốn gửi tới quý độc giả.

*Lưu ý: Hiệu quả của thảo dược còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Mọi thắc mắc xin liên hệ

DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976.836.586 – 0971.477.860 – 0964.113.196

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *