Dâm dương hoắc theo Y học cổ truyền & Y học hiện đại

Dâm dương hoắc theo Y học cổ truyền & Y học hiện đại. Từ lâu dâm dương hoắcđã được coi là một bài thuôc quý trong dân gian, có công dụng bổ thân tráng dương , tăng cường sinh khí… Vậy tác dụng của dâm dương hoắc trong Y học cổ truyền như thế nào ? Cùng tìm hiểu nhé.

Dâm dương hoắc

Cây dâm dương hoắc
                                                                  Cây dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc hay còn gọi là Tiên linh tỳ, là cây thuộc họ hoàn liên gai,  dùng làm thuốc,  được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.

Có thể dùng toàn cây (phần lớn dùng lá, cũng có thể dùng thân và cành), là vị thuốc lấy từ nhiều cây thuộc chi Epimadium như:

  • Dâm dương hoắc lá to ( Epimedium macranthum Morr. Et Decne),
  • Dâm dương hoắc lá mác ( Epimedium sagittatum (Sieb et Zucc.) Maxim ( E. Sinense Sieb. Ex Hace)
  • Dâm dương hoắc lá hình tim ( Epimedium brevicornu Maxim)

Dâm dương hoắc có tính vị cay ngọt, tính ôn, qui kinh Can Thận.

> Xem thêm: Thu hoạch Nấm linh xanh thời điểm nào tốt nhất

> Xem thêm: Đàn ông có nên uống nụ hoa tam thất không

Tác dụng của dâm dương hoắc

Tất cả các loại thảo dược này đều dùng làm thuốc đều rất tốt và sử dụng lá của loài cây này là chính.

Dâm dương hoắc có tác dụng Bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp
                                    Dâm dương hoắc có tác dụng Bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp

Có những công dụng như

  • Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý
  • Kích thích quá trình sản xuất tinh dịch, tăng hưng phấn trước và trong khi quan hệ
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi
  • Bổ lưng, bổ gối, tăng cường hệ tim mạch
  • Cường gân tráng cốt
  • Lợi tiểu tiện, lợi khí
  • Hỗ trợ ổn định huyết áp…

Tác dụng của dâm dương hoắc theo Y học cổ truyền

Bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại.

  • Sách Bản kinh: ” chủ âm nuy tuyệt thương, cân trung thống, lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí”.
  • Sách Danh y biệt lục: ” kiện gân cốt, tiêu loa lịch, hạ bộ hữu sang. trượng phu cửu phục, lịnh nhân vô tử ( ý nói dùng thuốc lâu ngày thì không có con)”.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: ” trị phong lãnh lão khí, bổ yêu tất cường tâm lực, trượng phu tuyệt dương bất khởi, nữ nhân tuyệt âm vô tử, gân cốt rung giật, chân tay tê dại.”

 

Tác dụng của dâm dương hoắc theo Y học hiện đại

  • Thuốc có tác dụng như kích tố nam, cho uống cao dâm dương hoắc có kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém).
  • Có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não.
  • Có tác dụng hạ lipid huyết và đường huyết.
  • Tác dụng kháng virus: nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế mạnh virus bại liệt các loại I, II, III và sabin I ( theo bài: Tác dụng của Trung dược đối với virus đường ruột và virus bại liệt đăng trên Tạp chí Trung hoa y học, 50(8):521-524, 1964).
  • Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu.
  • Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết.
  • Có tác dụng giảm ho hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt.
  • Có tác dụng kháng khuẩn chống viêm: tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, dung dịch 1%, có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, nhận thấy thuốc có tác dụng kháng histamin.
  • Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà.

Lưu ý khi dùng dâm dương hoắc

  • Liều: 8 -1 5g, sắc ngâm rượu, nấu cao hoặc làm thuốc hoàn tán.
  • Tính chất thuốc táo dễ làm tổn thương chân âm nên không dùng đối với trường hợp âm hư hỏa vượng, tính dục mạnh. Thuốc đối với một số bệnh nhân có thể gây tác dụng phụ như váng đầu, nôn, mồm khô, chảy máu mũi cần được chú ý.

Lưu ý: Sản phẩm có hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *