Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Công dụng của khổ sâm cho rễ

Cây khổ sâm cho rễ có nguồn gốc từ đâu và công dụng của loài cây này thế nào? Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về công dụng của cây thuốc này.

1. Đặc điểm của khổ sâm cho rễ

Khổ sâm cho rễ còn gọi là cây dã hòe, cây khổ cốt. Tên khoa học là Sophora flavescens Ait, thuộc họ Đậu.

Khổ sâm nghĩa là sâm đắng và hiện nay có tới ba loại thảo dược có tên gọi khổ sâm đó là:

Khổ sâm cho rễ có thân nhỏ, thường cao dưới 1m. Lá kép lông chim mọc so le nhau, hình mác dài khoảng 2 – 5 cm. Hoa màu vàng nhạt mọc dải khắp chiều dài của nhánh cây.

Cây khổ sâm cho rễ

Cây có rễ khá lớn. Rễ được dùng làm thuốc, nên có tên gọi khổ sâm cho rễ. Rễ cây có hình trụ tròn dài khoảng 10 – 30cm, đường kính 1 – 2cm, trên to, dưới nhỏ. Bên ngoài là lớp vỏ mỏng màu vàng nâu, bên trong có màu vàng bóng và có vân dọc. Rễ sâm bán trên thị trường thường được thái lát dày 3 – 10mm, hình tròn hoặc bầu dục. Mặt cắt ngang thấy rõ sự phân lớp giữa phần vỏ và phần gỗ. Phần gỗ có vân nhỏ hình hoa cúc, có từ 2 – 4 lớp vòng rất rõ. Loại củ dài, vỏ nhỏ, mịn, không còn đầu rễ, không có rễ tơ là tốt nhất. Miếng khổ sâm có màu trắng vàng, nguyên vẹn là loại tốt.

 Quả khổ sâm có đầu thuôn dài, hình cầu, màu đen, dài khoảng 5 – 12 cm.

Khổ sâm được trồng ở rất nhiều nơi tại Trung Quốc, toàn bộ nguồn dược liệu này đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Khổ sâm được du nhập vào Việt Nam từ 1970, được trồng giữ giống ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai (Sapa).

Rễ khổ sâm được thu hái, rửa sạch, thái lát sau đó phơi khô. Hoặc đem củ tươi ngâm với nước vo gạo nếp 1 đêm, rửa sạch, để trong 3h rồi mới thái lát, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo.

Xem thêm >>> Công dụng của cây khổ sâm cho lá

2. Thành phần hóa học:

3. Công dụng của khổ sâm cho rễ

Theo y học hiện đại, rễ khổ sâm có tác dụng:

Theo đông y: Khổ sâm là thuốc có vị ngọt đắng, tính mát. Có thể dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, chữa lỵ, sốt quá quá mức, sắc nước rửa mụn nhọt, lở loét. Ngoài ra rễ khổ sâm còn chữa giun và ký sinh của súc vật.

Rễ cây khổ sâm khô

Xem thêm >>> Cây khổ sâm là gì?

4. Lưu ý khi sử dụng

Liều dùng: 10 – 12 gam. Có thể dùng làm thuốc sắc, bột, viên, chia uống ba lần trong ngày.

Có nhiều vị thuốc tên khổ sâm ở các họ thực vật khác nhau: quả, lá, rễ. Khác với khổ sâm cho lá thường được dùng để điều trị vấn đề đường tiêu hóa, khổ sâm cho rễ thường được dùng để điều trị bệnh tim, nhiễm trùng là chủ yếu. Do đó, cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng vị thuốc trên.

Hạt cây khổ sâm

Có 1 số trường hợp không nên sử dụng vị thuốc này như: Bệnh nhân tỳ vị hư hàn, thận hư mà không sốt cao hoặc người can thận yếu không có chứng nóng.

Trên đây là một số thông tin về dược liệu khổ sâm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Trước khi sử dụng bài thuốc từ khổ sâm, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với sức khỏe.

Exit mobile version