Công dụng của Củ Mài(Hoài Sơn) đối với sức khỏe con người

Công dụng của Củ Mài(Hoài Sơn) đối với sức khỏe con người. Là một trong những vị thuốc Đông y nhưng được rất ít người biết đến. Loại củ này có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ, điều trị một số bệnh lý khác nhau. Vì thế, Dược Liêu Hòa Bình xin gửi tới quý độc giả thông tin về công dụng, cách dùng và bảo quản loại dược liệu này. Giúp độc giả có thêm kiến thức khi sử dụng Củ Mài(Hoài Sơn) trong việc ăn uống và kết hợp chữa bệnh.

>>Xem thêm: Củ mài (sơn dược) mạnh bổ tỳ vị bổ phế thận sinh tân chỉ khát

Đặc điểm nhận biết của Củ Mài(Hoài Sơn)

Củ Mài hay còn được gọi với các tên khác như củ Hoài Sơn, củ chụp hay khoai mài. Tùy từng mỗi vùng miền mà sẽ có cách gọi khác nhau.

Củ Mài(Hoài Sơn) được thu hái từ cây Mài(Hoài sơn). Tên khoa học của loài cây này là Dioscoreaceae Persimilis Prain Et Burk, đây là loài cây thuộc họ củ nâu.

công dụng củ mài
Dây Củ Mài và Củ Mài(Hoài Sơn)

Cây hoài sơn có phần dây leo và phần củ ở dưới đất. Dây leo của cây có phần thân nhẵn, khi sờ vào sẽ cảm thấy thân cây hơi góc cạnh. Một cây hoài sơn trưởng thành có phần dây leo cao đến vài chục mét. Khi nhìn kỹ ta sẽ thấy thân cây có màu đỏ hồng.

Về phần củ của cây, chúng bám sâu vào trong đất hàng mét, phần gốc củ hơi phình to. Vỏ của củ có màu xám nâu, bên trong là củ màu trắng mềm. Người dân thường thu hái củ hoài sơn vào tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Vào thời điểm này, củ có chất lượng dinh dưỡng tốt nhất và khối lượng củ thu được nhiều nhất trong năm.

Phần bố của Củ Mài(Hoài Sơn)

Củ mài được tìm thấy khắp những vùng núi nước ta, cây mọc hoang; vào những thời kỳ trước khi còn khó khăn người dân vẫn đi đào Củ mài để sử dụng làm lương thực ăn chóng đói. Củ mài được tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh miền Bắc nước ta như: Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Thu hoạch và bảo quản Củ Mài(Hoài Sơn)

Thu hái: vào mùa hè, sau khi cây chết người ta sẽ đào củ lên.

Chế biến: sau khi được đào lên đem củ đi rửa sạch, gọt vỏ và ngâm phèn chua 2% từ 2 – 4 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch, cho vào lò sấy lưu huỳnh đến khi củ mềm ra. Tiếp tục đem củ đi phơi hoặc sấy cho se lại rồi sấy lưu huỳnh trong 24 giờ. Cuối cùng đem đi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60ºC cho đến khi khô.

Bảo quản: dược liệu nên cất ở bao hoặc túi kín, để ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh mốc, sâu, mọt.

công dụng củ mài
Củ Mài(Hoài Sơn) tươi và khô

Công dụng của Củ Mài(Hoài Sơn) đối với sức khỏe con người

Củ Mài xuất hiện trong sách văn học với hình ảnh là thực phẩm cứu đói của người dân Việt Nam trong những năm tháng khó khăn. Ít ai biết rằng, Củ mài(hoài sơn) mang lại gái trị dinh dưỡng rất cao cho dân nghèo. Nhờ giá trị dinh dưỡng và tác dụng bồi bổ cơ thể của nó mà biết bao thế hệ người Việt Nam đã sống sót và trưởng thành.

Theo y  học cổ truyền

Trong các cuốn kinh thử cổ của ông cha ta để lại, người ta có ghi chép rằng, củ hoài sơn sau khi được làm khô có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, giúp bệnh nhân tăng cường tính lực, sáng mắt cực tốt.

Theo y học cổ truyền, củ của cây hoài sơn có tác dụng bồi bổ tỳ vị, bổ phế, thận rất tốt. Do đó, nó có tác dụng trong việc hỗ trợ bồi bổ tỳ vị và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, loại củ này còn có một số tác dụng như bổ phổi, tốt cho các hoạt động bài tiết của thận, cân bằng âm dương trong cơ thể và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xuất tinh sớm ở nam giới.

Theo y học hiện đại

Với những tác dụng tuyệt vời của loại củ này, người ta đã và đang sử dụng cho các bệnh nhân có cơ thể suy nhược, nguyên khí hư tổn và hư tổn các chức năng tiêu hóa, phổi. Ngoài ra, với bệnh nhân bị khí huyết hư hàn, cơ thể gầy yếu nên sử dụng loại củ này.

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong củ có chứa các chất chống oxy hóa, các axit amin và các dưỡng chất quan trọng như saponin, cholin và sinh tố C. Những chất này sẽ giúp chống lão hóa, bổ thận và giảm đường huyết vô cùng hiệu quả.

Cách sử dụng Củ Mài(Hoài Sơn) để có công dụng tốt nhất

Mỗi lần sử dụng 12 – 30g dược liệu củ mài ở dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Tùy thuốc vào bài thuốc và người bệnh mà lựa chọn các liều lượng phù hợp

Dưới đây là một số bài thuốc tham khảo từ Củ Mài(Hoài Sơn)

Chữa tỳ vị hư nhược, tiểu nhiều, ăn ít, tiêu chảy lâu không khỏi

Phối hợp các vị thuốc bao gồm Hoài sơn, Bạch truật (sao), Đảng sâm, mỗi vị 10g sắc nước uống hoặc có thể sử dụng Hoài sơn nấu với gạo ăn vào mỗi buổi sáng.

Chữa chóng mặt, đau đầu, đau toàn thân, chân tay lạnh, ăn uống kém.

Phối hợp các vị thuốc với liều lượng sau: Hoài sơn 60g, Nhục thung dung 120g, Ngũ vị tử 180g, Thỏ ty tử 90g, Thần phục 30g, Xích thạch chỉ 30g, Đỗ trọng (sao) 90g. Sau khi chuẩn bị xong các vị thuốc, tiến hành nghiền thành bột, trộn với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen. Mỗi lần uống khoảng từ 20 – 30 viên.

Phì nhi hoàn (thuốc kiện tỳ tiêu thực, dùng cho trẻ em gầy yếu)

Phối hợp các vị thuốc với liều lượng sau: Hoài sơn (sao) 60g, Bạch biển đậu (sao) 45g, Sơn tra 45g, Phục linh 45g, Mạch nha 45g, Đương quy 45g, Thần khúc 45g, Sử quân tử 40g, Bạch truật (sao) 30g, Trần bì 30g, Hoàng liên 20g, Cam thảo 20g. Sau khi chuẩn bị xong các thành phần tiến hành tán bột rây mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống khoảng 3g, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

Chữa di mộng tinh

Thành phần bao gồm Hoài sơn, quả Chốc xôi (sao vàng) sắc uống nước.

Chữa bệnh tiểu đường

Hoài sơn 180g, Liên tử 90g, Phục linh 40g, Ngũ vị tử 350g, Thỏ ty tử 300g. Nghiền thành bột rây mịn, thêm rượu trộn với hồ làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm.

Chữa suy dinh dưỡng trẻ em có kèm theo tiêu chảy

Phối hợp các vị thuốc với liều lượng sau: Hoài sơn 100g; yÝ dĩ 100g; vỏ Quýt 25g; Bạch truật 50g; mạch nha 100g; Phòng đảng sâm 50g (hoặc bố chính sâm 50g); hạt Cau 25g; Tất cả dược liệu đem sao vàng, sau đó tán thành bột mịn, trộn đều, dùng hàng ngày ăn 16 – 20g bột.

Chữa bệnh dương ùy, lưng đau

Phối hợp các vị thuốc với liều lượng sau: Hoài sơn 10 phần, Độc hoạt 8 phần, Đỗ trọng 12 phần, Ngưu tất 12 phần, Quế tâm 8 phần, Ba kích 12 phần, Phòng phong 6 phần, Cẩu tích 8 phần, Ngũ gia bì 10 phần, Sơn thù du 10 phần. Tất cả nguyên liệu nghiền thành bột mịn, trộn đều, thêm mật uống vào lúc đói, với liều dùng hàng ngày khoảng 10g.

Món ăn – vị thuốc có Hoài sơn

công dụng củ mài
Củ Mài(Hoài Sơn) được chế biến thành món ăn ngon

Thuốc bổ thận tinh, cố tràng vị:

Sử dụng Hoài sơn và gạo sau đó nấu thành cháo, ăn.

Chữa sỏi mật, kèm theo tiểu đường:

Các vị thuốc: Hoài sơn 60g, Lách heo 1 cái, Ý dĩ 120g. Nấu cháo ăn.

Địa chỉ bán Củ Mài (Hoài Sơn) khô uy tín chất lượng – Công dụng của Củ Mài(Hoài Sơn)

Công ty chúng tôi cung cấp rất nhiều sản phẩm, đã được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong suốt thời gian qua, luôn tự hào với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình, giá cả phải chăng, giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Bạn hoàn toàn yên tâm khi mua thảo dược tại Dược Liệu Hòa Bình.

Hiểu được điều ấy, Dược Liệu Hòa Bình  đã được thành lập. Mang đến cho bạn sự lựa chọn tốt nhất về các loại thảo dược nguyên chất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ những bác sĩ YHCT giàu kinh nghiệm và bệnh tình của bạn sẽ thuyên giảm qua mỗi ngày! Cung cấp tại tphcm và tp hà nội và mọi miền đất nước

  • Cam kết bán giá tốt nhất và sát giá với thị trường
  • Được đổi trả hàng khi mua tại công ty chúng tôi
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và tận tâm
  • Là một công ty chuyên cung cấp sỉ sản phẩm đầu vào chất lượng

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *