Cây(Củ) Bách Bộ có tác dụng gì?

Cây(Củ) Bách Bộ có tác dụng gì? Bách bộ còn có tên khác là dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác… có vị ngọt, đắng, tính ấm. Cây bách bộ mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta. Là một vị thuốc rất quý, tuy nhiên dân ta vẫn rất ít người biết vào sử dụng vị thuốc này. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây bách bộ cho bà con tham khảo.

>>>Xem thêm: Cú bách bộ(dây ba mươi) hỗ trợ điều trị ho do viêm phế quản

Giới thiệu về cây Bách Bộ

Mô tả:

Cây bách bộ là một cây thuốc quý. Cây dạng dây leo thân nhỏ nhẵn, quấn, có thể dài 10cm, lá mọc đối có khi thuôn dài thân nổi rõ trên mặt lá, 10 – 12 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá, cụm hoa mọc ở kẽ lá, có cuống dài 2-4cm, gồm 1-2 hoa to màu vàng hoặc màu đỏ. Bao hoa gồm 4 phận, 4 nhụy giống nhau, chỉ nhị ngắn. Bầu hình nón, quả nặng có 4 hạt, ra hoa vào mùa hè. Rễ chùm gần đến 30 củ (nên mới gọi là Dây Ba Mươi), có khi nhiều hơn nữa. Mọc hoang dại khắp nơi, đặc biệt là những vùng đồng núi.

bách bộ tác dụng
Củ Bách Bộ hay còn gọi là dây ba mươi

Thu hái và sơ chế:

Dùng củ nhiều năm để dùng thuốc, củ càng lâu năm càng to càng dài, thu hoặc vào đầu đông hàng năm, hoặc vào lúc đầu xuân, chồi cây chưa hoạt động, trước khi thu hoạch, cắt bỏ dây thân, nhổ bỏ cây choai, đào toàn bộ củ lên, rửa sạch phơi khô.

Phần dùng làm thuốc:

Dùng rễ củ, rễ thường cong queo dài từ 5-25cm đường kính từ 0,5-1,5cm. Đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần.

Rễ củ Bách bộ khô hình con thoi dài khoảng 6-12cm, thô khoảng 0,5-1cm, phần dưới phồng to đỉnh nhỏ dần, có xếp vết nhăn teo có rãnh dọc sâu bên ngoài màu vàng trắng hoặc sám vàng. Chất cứng giòn chắc, ít ngọt,đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt (Dược Tài Học).

Vị thuốc bách bộ (Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )

Tính vị: +Vị ngọt đắng, tính hơi ôn Quy kinh + Vào kinh Phế Tác dụng: +Nhuận phế, chỉ khái, sát trùng

Chủ trị: Trị ho do hư lao. Thường dùng trong trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun đũa, giun kim (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng: Dùng từ 4 – 20g, ngứa ngoài da, dùng ngoài tùy ý.

Cách dùng: Dùng sống: trị ghẻ lở, giun sán.

Dùng chín: trị ho hàn, ho lao

bách bộ tác dụng
Củ Bách Bộ rừng

Tác dụng của cây(củ) Bách bộ

Kinh nghiệm dân gian nói về công dụng của cây bách bộ đều trùng khớp với những nghiên cứu khoa học về loài cây này. Cả hai đều nhận định củ bách bộ có tác dụng điều trị ho rất hay. Dựa theo kinh nghiệm dân gian và những nghiên cứu khoa học về loài cây này, dưới đây là một số tác dụng được ghi nhận lai của cây(củ)Bách bộ

  • Điều trị ho lâu ngày không khỏi
  • Điều trị viêm phế quản mãn tính
  • Điều trị lao phổi
  • Điều trị viêm da, nổi mề đay
  • Tẩy giun
  • Diệt chấy rận
  • Diệt ruồi, muỗi, bọ gậy

Một số bài thuốc trị ho từ cây(củ) Bách bộ

Trị ho dữ dội:

Dùng rễ Bách bộ, Gừng sống, gĩa lấy nước, 2 vị bằng nhau, sắc uống 2 chén (Trữu Hậu phương).

Trị nuốt phải đồng tiền:

Dùng 160g rễ Bách bộ, 640g rượu,ngâm một đêm. Uống mỗi lần 1 tô,ngày 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu phương).

Trị ho lâu năm:

Bách bộ (rễ) 20 cân, gĩa vắt nước, sắc lại cho dẻo quánh. Mỗilần uống 1 muỗng canh, ngày 3 lần (Thiên Kim phương)

Trị ho dữ dội:

Dùng rễ Bách bộ ngâm rượu, ngày uống 1 chén, ngày 3 lần (Trương Văn Trọng).

Trị ho nhiều:

Dùng Bách bộ (cả dây lẫn rễ), gĩa vắt lấy nước cốt, trộn với mật ong, 2 thứ bằng nhau. Nấu thành cao,ngậm nước nuốt từ từ (Tục Thập Toàn phương).

Trị tự nhiên ho không dứt:

Bách bộ (củ rễ), hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước (Phổ Tế phương).

Trị trẻ nhỏ ho do hàn:

Bách bộ sao, Ma hoàng khử mắt, mỗi thứ 30g,tán bột. Hạnh nhân (bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn) sao, bỏ vào nước thật sôi, vớt ra, nghiền bột,cho mật vào nặn viên bằng hạt Bồ kết. Mỗi lần uống 23 viên với nước nóng (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết)

Lưu ý khi sử dụng

  • Người tỳ vị hư, tiêu chảy không dùng
  • Không dùng quá liều lượng

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *