Cây trâu cổ – Một số bài thuốc, tác dụng từ cây trâu cổ

Tên khoa học: Ficus pumila Linn

Chi họ: Chi Đa, họ Dâu tằm

Tên Hán Việt: Bệ lệ, lương phấn quả, mộc liên, quỷ mạn đầu.

Mô tả cây trâu cổ:

Là loại dây leo, mọc bò, rễ bám, có nhựa nhũ, thân màu xanh, nhánh non có lông mầm nhỏ. Lá có hai kiểu mọc trên cành, cụm hoa nhỏ mỏng, hình trứng dạng tim, dàu khoản 2,5cm hoặc ngắn hơn, lá ở cành có mọc đài cụm hoa thì gần chất da, hình bầu dục, dạng trứng, dài 4-10cm. Đài cụm hoa có cuống ngắn, mọc đơn ở nách lá, hoa nhỏ, nhiều, đơn tính, đài cụm hoa mọng nước, đài hoa của cây đưc hình bầu dục dài, đài hoa cây cái to hơn, hình trứng ngược. Cụm hoa dạng đầu mọc ở nách lá, hình trái lê, hoặc hình trứng ngược, dài khoảng 5cm, đường kính khoảng 3cm, có cuống ngắn. Quả nhỏ, bề mặt có chất nhầy. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quảng tháng 6-10.

Thành phần chủ yếu cây trâu cổ

Quả chứa nhiều pectin và tinh bột

Công dụng cây trâu cổ:

Cụm hoa có thể thái lát xào hoặc luộc ăn, quả chín có thể bóc vỏ ăn tươi hoặc làm thành bột;

Quả dùng làm thuốc, tính bình, vị ngọt chua, có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc, lới thấp, thông sữa, chất B- sitosterol chứa trong thân cây có tác dụng chống ung thư nhất định.

Cây trâu cổ - Một số bài thuốc tác dụng từ cây trâu cổ
Cây trâu cổ – Một số bài thuốc tác dụng từ cây trâu cổ

Một số bài thuốc từ cây trâu cổ

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Dùng 40g quả trâu cổ, bồ công anh, lá mua mỗi vị 15g, sắc uống. Kết hợp đắp thuốc ngoài: Lá bồ công anh giã nhỏ chế với dấm, chưng nóng rồi đắp.

Chữa ít sữa sau khi đẻ: Lấy 7 quả trâu cổ chín, hầm với 1 chân giò lợn, ăn và uống hết trong ngày.

Chữa u xơ: Lấy 8-16g thân và lá đã phơi khô của cây trâu cổ, sắc lấy nước hoặc nấu thành cao uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ có thể thu hẹp các khối u xơ.

Chữa đau xương đau người: Cao đặc quả trâu cổ, ngày uống 5-10g (chế cao đặc: thái nhỏ quả trâu cổ, nấu 2 lần với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc)

Chữa quáng gà: Lấy 5 quả trâu cổ, gan lợn 20g, nấu canh ăn hàng ngày đến khi hết bệnh.

Chữa đau xương, đau người: Cành lá trâu cổ cắt nhỏ, nấu với nước 2 lần, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc. Ngày uống 5-10g.

Chữa dương ủy, di tinh: Quả trâu cổ sao khô 12g, dây sàn sạt 12g, sắc nước uống hàng ngày.

Chữa liệt dương, di tinh, tim loạn nhịp: Quả trâu cổ sao khô, bạch khiên ngưu sao khô (lượng bằng nhau) làm thành bột mịn, trộn đều, đựng trong lọ khô sạch có nút kín. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6g , chiêu với nước cơm.

Chữa thoát vị bẹn: Cành lá trâu cổ sao khô 40g, rễ mộc thông 3 lá 60g. Sắc lấy 2 bát thuốc, cho 1 quả trứng gà vào đun chín, chia làm 2 lần uống trong ngày .

Chữa thấp khớp mãn tính: Cành lá trâu cổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân mỗi thứ 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện, rễ gấc, lá lốt, dây đau xương, Cành dâu; mỗi thứ 10g. Tất cả thái nhỏ, sao khô, sắc lấy 100ml cao lỏng, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu: Cành lá trâu cổ 30g, rễ cỏ tranh 30g, mã đề 20g, sắc nước uống.

Chữa suy nhược sau ốm: Cành lá trâu cổ 80g hầm với 300g xương lợn, ăn hàng ngày.

Chữa trẻ em gầy còm: Dùng 60g cành trâu cổ hầm với thịt gà ăn hàng ngày.

Phân bố

Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ

Xem thêm: Cây củ gấu (Hương phụ)

Tài liệu “KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA DỊCH CHIẾT CÂY TRÂU CỔ (Ficus pumila L. Moraceae) TRÊN THỰC NGHIỆM” Tại Đây

*Lưu ý: Tác dụng của cây trâu cổ có tác dụng tốt với sức khỏe hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *