Cây Tông Dù – Những tác dụng thần kỳ mọi người nên biết sớm

Tên Khoa Học: Toona sinensis (A.Juss) Roem

Chị họ: Chi Hương xuân, họ Xoan (Meliaceae)

Tên Hán Việt: Hương Xuân, Xuân nha thụ, hồng xuân

Mô tả cây tông dù:

Cây thân gỗ rụng lá, sống lâu năm, cao 25m; vỏ câu màu nâu sẫm, tróc từng mảng, cành non phủ lông mềm, cành già thô to. Lá dài 40-50cm, lá chét 1-25cm, mọc so le hay mọc đối, dài 8-15cm rộng 3-4cm, gân phụ 15-18 cặp, mặt dưới mốc. Chùy hoa dài 20-80cm, hơi thõng xuống. Hoa màu hơi trắng, thơm; đài có rìa lông; tràng 5 cánh hoa, cao 4mm; nhị sinh sản 5, rời, nhị lép 5; bầu tròn, không lông. Quả nang dài 1,5 -3,3cm rộng 1-1,5cm; hạt có cánh rộng màu nâu vàng. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 8-9.

Thành phần chủ yếu cây tông dù:

Lá thân chứa protein và nhiều loại vitamin, còn chứa nhiều chất xơ và các nguyên tố vi lượng như calcium, phospho, sắt, kalium, kẽm….

Cây Tông Dù – Những tác dụng thần kỳ mọi người nên biết sớm
Cây Tông Dù – Những tác dụng thần kỳ mọi người nên biết sớm

Công dụng cây tông dù

Mầm cây và mầm hạt ăn được, chủ yếu là ăn tươi, có thể xào, trộn, cũng có thể muối, phơi khô

Lá, thân tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện tì, ích khí, sát trùng cố tinh và làm đẹp; ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm ruột, bệnh lị, trĩ …vỏ, rễ tính mát, vị đắng chát, có tác dụng trừ nhiệt, táo thấp, cầm máu, sát trùng, thích hợp với các bệnh tả lị lâu ngày, băng lậu đới hạ, di tinh, bạch trọc…hạt có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng khử phong, tán hàn, chỉ thống (giảm đau), có thể dùng điều trị cảm mạo phong hàn, đau dạ dày, thấp khớp, sa nang…

Có tác dụng tiêu viêm, giải độc, sát trùng, cầm máu, giảm đau. Điều trị dạ dày xuất huyết, chữa trực tràng xuất huyết. Chữa rắn cắn, mụn nhọt, lở loét, ngứa lở ngoài da.

Điều trị bệnh lỵ, viêm ruột, đái ra máu. Chữa băng huyết, phong thấp, đau lưng đùi. Trị ỉa chảy lâu ngày, bạch trọc, viêm ruột, lở sơn, chốc đầu.

Phân bố

Trung Quốc, Việt Nam có nhiều ở miền Trung.

Xem thêm: Quả Mít – lợi ích sức khỏe không ngờ của trái mít

Không nên dựa vào để tự chữa bệnh do liều lượng và đặc tính thuốc có thể thay đổi tùy vào thể trạng của mỗi người.

Nếu có thắc mắc về liều lượng và các bài thuốc từ Tông dù , bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

*Lưu ý: Tác dụng của cây tông dù có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *