Cây tắc kè đá hỗ trợ điều trị đau lưng mỏi gối do thận yếu

Thận yếu là tình trạng tổn thương các tế bào cầu thận với các biểu hiện đặc trưng là sự tăng cao của nồng độ protein trong nước tiểu, phù thũng toàn thân, đặc biệt là chân tay. Bệnh lý này gây ra những cơn đau âm ỉ ở khu vực lưng, xung quanh đốt sống, khu vực đầu gối. Từ xa xưa cây tắc kè đá được xem là vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với thận từ đó giúp hỗ trợ điều trị đau lưng mỏi gối rất tốt.

vài nét về cây tắc kè đá
vài nét về cây tắc kè đá

Khái quát cây tắc kè đá (cốt toái bổ)

Cây tắc kè đá hay cốt toái bổ là loại cây sống lâu năm, có chiều cao từ 20-40cm. Thân rễ mọc lan, dày và dẹt, phủ đầy lông.  Lá có hai loại: Lá không sinh sản che kín thân rễ có tác dụng hứng mùn, chiều dài 3 – 5cm, hình tim khum, mép lá có răng cưa nhọn, không có cuống, màu nâu, mặt dưới có lông, gân lá lồi lõm; lá sinh sản xẻ thùy sâu hình lá kép lông chim, có cuống dài khoảng 4–7cm, chiều dài lá 10 – 30cm, phiến lá dài có màu lục sẫm, mỗi lá có khoảng 7 – 12 cặp lá hình lông chim. Túi bào tử tròn, xếp thành hàng đều đặn giữa các gân lá dưới, không có áo túi. Bào tử nhỏ hình trái xoan, màu vàng nhạt. Mùa sinh trưởng của cây vào tầm tháng 5 đến tháng 8.

Phân bố

Cây tắc kè đá mọc trong những hốc đá, trên những thân cây lớn, những đám rêu…Ở nước ta, cây phân bố nhiều ở những tỉnh thành như Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La…

Bộ phận được sử dụng

Phần thân rễ sẽ được sử dụng để làm dược liệu

Thu hái, chế biến và bảo quản

Người ta có thể thu hái cây tắc kè đá quanh năm được.  Lựa chọn phần thân rễ già, loại bỏ phần rễ con và phần lá, rửa sạch đất cát rồi đem cắt thành từng đoạn. Sau khi phơi hoặc sấy khô có kích thước khoảng 5 – 15cm, rộng 1 – 3cm, bề dày 3mm. Hoặc có thể dùng cách đem đun chín trước rồi phơi hoặc sấy khô thuận tiện hơn cho việc bảo quản.

Muốn loại bỏ hết phần lông bao phủ bên ngoài thân rễ, có thể dùng cách đốt cháy cho hết lông nhỏ.

đau lưng do thận yếu
đau lưng do thận yếu

Vị thuốc cây tắc kè đá

Cây tắc kè đá có tính ấm, vị hơi đắng

Sử dụng cây tắc kè giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương do thận yếu

Chuẩn bị: 16g đỗ trọng, 16g tắc kè đá, 16g tỳ giải, 20g cẩu tích, 20g hoài sơn, 12g dây đau xương, 12g thỏ ty tử, 12g rễ gối hạc, 12g rễ cỏ xước.

Thực hiện: đem các vị thuốc trên đi rửa sạch, sau đó cho vào ấm sắc với khoảng 550ml nước lọc. Đun đến khi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chia nước sắc làm 2 lần uống trong ngày, với liệu trình 10 ngày. Thực hiện từ 3-5 liệu trình sẽ thấy được hiệu quả rất tốt.

cách sử dụng cây tắc kè đá
cách sử dụng cây tắc kè đá

Tham khảo thêm:Cây tắc kè đá hỗ trợ điều trị chứng ù tai

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *