Cây tắc kè đá (cốt toái bổ) hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp hay còn được gọi là phong tê thấp, loại bệnh này gây ra nhiều đau nhức, sưng tấy và cứng khớp khiến cho việc cử động gặp khó khăn. Chính vì thế mà nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Để hỗ trợ điều trị căn bệnh này, từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng đến rất nhiều loại dược liệu. Trong đó, cây tắc kè đá là một trong những vị thuốc được sử dụng rất phổ biến.

cây tắc kè đá phơi khô
cây tắc kè đá phơi khô

Một số thông tin về cây tắc kè đá

Cây tắc kè đá phân bố ở rất nhiều quốc gia như Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… loại cây này mọc hoang dại rất nhiều nơi và chúng có cùng họ với loài cây dương xỉ nên chúng ta sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Cây này sống phụ sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn, thân rễ có dạng mầm và được phủ vảy màu vàng bóng.

Cây có 2 dạng lá, mỗi lá thường dài từ 25-45cm, phiến lá màu xanh, lá xẻ thùy lông chim, mỗi lá lại có từ 3-7 cặp lông chim, cuống lá dài từ 10- 20cm. Lá hứng mùn có hình trái xoan, thường khô, có màu nâu và ôm lấy thân, mặt dưới lá có các túi bào tử nằm dải rác không đều.

Bộ phận được sử dụng

Thân rễ cây tắc kè đá sẽ được sử dụng làm dược liệu

Thu hái, chế biến và bảo quản

Người ta có thể thu hái thân rễ cây tắc kè đá gần như quanh năm được. Sau khi thu hoạch đem cạo bỏ lông, thái nhỏ và đem đi phơi hoặc xấy khô. Khi dùng đem đi đốt nhẹ cho cháy hết lông phủ bên ngoài, đem thân rễ ủ cho mềm rồi tiếp tục tẩm mật và sao vàng.

Bảo quản bằng cách đóng gói dược liệu vào túi nilon, để nơi khô giáo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Trong cây tắc kè đá có chứa khoảng 25 – 34,89% lượng tinh bột

nguyên nhân gây bệnh phong thấp
nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Những đối tượng dễ bị mắc bệnh phong thấp

  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
  • Người lười vận động
  • Người hay lạm dụng rượu bia
  • Cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch kém…

Bài thuốc từ cây tắc kè đá giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Chuẩn bị: 40g cốt toái bổ, 10g bạch hoa xà, 100g vỏ chân chim, 10g rễ chiên chiến, 40g ô dược, 40g xích đồng nam, 40g cỏ xước, 40g bạch đồng nữ, 40g rễ bưởi bung, 8g rễ rung rúc, 40g tiền hồ, 120g rễ gắm

Thực hiện: đem các vị thuốc đi nấu thành cao đặc, sau đó ngâm với khoảng 2 lít rượu trắng trong vòng 3 ngày và lọc lấy nước cốt để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 30ml.

lợi ích từ cây tắc kè đá
lợi ích từ cây tắc kè đá

Tham khảo thêm: Cây tắc kè đá giúp tăng cường chức năng của thận

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *