Cây sói rừng với tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm mạnh mẽ. Chắc hẳn độc giả đã quá quen thuộc khi nghe tới tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm của cây sói rừng rồi đúng không. Vậy tác dụng ấy cụ thể ra sao? ứng dụng vào những bài thuốc nào?Dùng để chưa bệnh gì? Mời quý độc giả cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!
>>Xem thêm: Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ cây sói rừng
Vài nét về cây sói rừng
Cây sói rừng phân bố chủ yếu ở châu Á, tập trung nhiều ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia… Ở nước ta cây mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm, có nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn,Thái Nguyên, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
Đặc điểm của cây sói rừng
Tên khoa học của cây sói rừng là: Sarcandra glabra thuộc họ Hoa sói Chloranthaceae. Sói rừng là loài thực vật có hoa, cao 1-2m:
Thân nhẵn có đốt phồng to, nhánh cây tròn, không lông. Lá mọc đối, có phiến lá dài hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo, dài 7-18cm, rộng 2-7cm, có 5-7 cặp gân bên. Mép lá có răng nhọn và thô, cuống ngắn 5-8mm. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng không có cuống và có một nhị. Bầu nhụy có hình trứng và không có vòi. Quả nhỏ, chín màu đỏ gạch, mọng, gần tròn đường kính khoảng 4mm. Mùa ra hoa vào tháng 6-7, còn mùa có quả là tháng 8-9.
Toàn bộ phần cây trên mặt đất đều dùng được để làm thuốc. Cây được thu hái quanh năm, đem phơi khô bảo quản khô ráo để sử dụng dần.
Tác dụng của cây sói rừng
Theo Đông y, sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống. Chủ trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột thừa cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, lỵ nhiễm khuẩn, phong thấp đau nhức, đòn ngã tổn thương, gãy xương,…
Ngày nay, để chứng minh tại sao cây sói rừng có thể chủ trị được những căn bệnh đó mà các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu để chứng minh tác dụng của cây sói rừng. Trong đó, tính kháng khuẩn tiêu viêm là tác dụng đặc biệt và hiệu quả nhất.
Cây sói rừng với tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm mạnh mẽ
Thành phần của cây sói rừng
Các kết quả nghiên cứu phân tích thành phần hóa học đã cho thấy rằng Cây sói rừng chứa các tinh dầu, flavonoid, coumarin, axit fumaric, axit succinic và các hợp chất sesquiterpen (beta atractylenoit, chloranthalacon E, (-)-istanbulin A và 2 sesquiterpen lacton mới là 8beta,9alpha-dihidroxyeudesman-4(15),7(11)-dien-8alpha, 12-olid và 8beta,9alpha-dihidroxylindan-4(5),7(11)-dien-8alpha,12-olid.)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kháng khuẩn kháng viêm mạnh mẽ của cây sói rừng
Các thành phần của cây sói rừng có tác dụng chống oxy hóa, giúp giải nhiệt, tiêu độc, làm tăng sự sản xuất các tiểu cầu trong máu (từ đó giúp tiêu trừ các huyết khối), tăng tuần hoàn máu và chống viêm.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sói rừng có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bacillus coli, trực khuẩn mủ xanh bacillus pyocyaneus; trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn salmonella typhosa…
Lá cây sói rừng có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất; rễ và cành tươi có tác dụng mạnh hơn rễ và cành đã khô. Đối với các loại tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đều có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định.
Một số cách sử dụng cây sói rừng hiệu quả
– Chữa các chứng viêm: Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy: Mỗi ngày dùng 30-40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2-3 ngày hoặc dài ngày hơn;
– Chữa vết thương, loét không liền miệng: Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1-2 lần.
– Chữa bỏng: Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; Hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng.
Trên đây là những thông tin về tính kháng khuẩn tiêu viêm mạnh mẽ của cây sói rừng đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận. Hi vọng hữu ích cho độc giả. Chúc độc giả sáng suốt lựa chọn được dược liệu phù hợp với bản thân và người thân trong gia đình
Mọi thắc mắc:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976836586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN