Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây ngưu tất giúp hỗ trợ điều trị viêm cầu thận

Như chúng ta đã biết thì thận là cơ quan đảm nhận vai trò lọc máu để tạo ra nước tiểu, bài tiết các chất thải… Chính vì thế nếu cầu thận bị tổn thương có thể dẫn đến phù nề, tăng huyết áp, thiếu máu… Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây ngưu tất để hỗ trợ điều trị chứng viêm cầu thận rất tốt, mọi người cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về bài thuốc này nhé

đặc điểm nhận dạng cây ngưu tất

Mô tả cây ngưu tất

Cây ngưu tất là loại cây thân thảo cao từ khoảng 60cm – 1m. Đây là cây sống lâu năm, có thân mảnh, hơi vuông và phình lên ở những đốt. Thân cây có màu lục hoặc nâu tía, cành thường sẽ mọc thẳng đứng.

Lá mọc đối có cuống, hình trứng, đầu nhọn, gốc thuôn hẹp, mép nguyên dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4 cm, 2 mặt nhẵn, mép nguyên, đôi khi uốn lượn, mặt trên thường có màu nâu tía, cuống lá dài 1 – 1,5cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành, dài từ 2 – 5cm. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Lá bắc dài 3 mm, lá đài 5, gần bằng nhau, nhị 5, chỉ nhị dính với nhau và dính cả với nhịp lép, nhị lép có răng rất nhỏ, bao phấn hình mác, chim, bầu hình trứng.

Quả nang hình bầu dục có một hạt, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo.

Phân bố

Cây ngưu tất phân bố ở một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản…

Ở nước ta, cây ngưu tất được trồng nhiều ở một số nơi như Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Phúc…

Bộ phận sử dụng

Phần rễ cây ngưu tất sẽ được sử dụng để làm thuốc

Thu hái và chế biến

Người ta thường thu hái rễ cây ngưu tất vào mùa đông hằng năm, đây là thời điểm trong rễ cây có chứa nhiều dược chất nhất. Sau khi đào rễ về cắt bỏ rễ con, sau đó mang đi rửa thật sạch rồi đem đi phơi khô.

Bảo quản bằng cách đóng gói vào túi bao bì, để nơi khô giáo, thoáng mát.

Tác dụng cây ngưu tất

Theo y học cổ truyền, cây ngưu tất có vị đắng, hơi chua, tính bình, quy vào kinh can và thận

Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, kích thích tiểu tiện, bổ can thận. Dược liệu này được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh chảy máu dạ con, bí tiểu, bế kinh, đau bụng kinh, phong hàn tê thấp, đau lưng, mỏi gối…

Sử dụng cây ngưu tất hỗ trợ điều trị viêm cầu thận

Chuẩn bị: Rễ ngưu tất, lá móng tay, rễ cỏ tranh, mộc thông, mã đề, huyết dụ, hồng sâm: mỗi vị 15g

Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, sau đó cho khoảng 800ml nước lọc vào rồi sắc cạn còn khoảng 500ml thì được. Chia nước sắc làm 3 lần uống trong ngày.

cách sử dụng cây ngưu tất

Tham khảo thêm: Cây ngưu tất giúp hạ sốt

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Exit mobile version