Cây ngưu tất là vị thuốc đa công dụng và được sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền. Để tránh nhầm lẫn với các loại cây khác, bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến mọi người về đặc điểm của cây ngưu tất này.
Giới thiệu cây ngưu tất
Cây ngưu tất còn có tên gọi khác là: cây cỏ xước, hoài ngưu tất…
Tên khoa học: Achyranthes bidentata
Họ: thuộc họ dền
Đặc điểm nhận biết cây ngưu tất
Cây ngưu tất có chiều cao trung bình 1 – 1,5m. Thân cây mảnh và hơi vuông. Lá có chiều dài 5 – 12 cm và rộng 2 – 4 cm, mọc đối có cuống. Đầu lá nhọn, có mép nguyên và phiến lá có hình trứng. Hoa mọc từng cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá.
Phân bố
Cây ngưu tất có nguồn gốc từ Trung Quốc, mãi đến sau này, do quá trình di thực nên chúng thường mọc ở một số khu vực miền núi ở nước ta. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thì đã có rất nhiều nơi trồng cây ngưu tất như Tam Đảo, Đà Lạt, Sa Pa…
Bộ phận được sử dụng
Rễ cây ngưu rất là bộ phận được sử dụng làm dược liệu
Thu hái và chế biến
Người ta có thể thu hái cây ngưu tất quanh năm được. Sau khi thu hái về mang đi rửa thật sạch, sau đó đem đi phơi hoặc xấy khô
Bảo quản
Đóng gói dược liệu vào túi bao bì, sau đó bảo quản nơi khô giáo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu trong rễ ngưu tất có các hoạt chất: Saponin, ecdysteron, inokosteron, kali.
Vị thuốc cây ngưu tất
Cây ngưu tất có vị đắng, tính bình. Quy vào kinh thận và can
Tham khảo thêm: Cây hoàng liên hỗ trợ điều trị viêm họng
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586