Cây mỏ quạ khứ phong hoạt huyết hiệu quả. Đông y cho rằng, rễ cây mỏ quạ có vị hơi đắng, tính hơi mát; có tác dụng khứ phong, vào kinh phế, làm mát phổi, giãn gân, hoạt huyết phá ứ; chữa ho, tích tụ lâu năm, bế kinh, bị thương do đòn đánh, phong tê thấp.
>>>>Xem thêm Hỗ trợ diều trị phong thấp từ cây mỏ quạ
Đặc điểm của cây mỏ quạ
Mỏ qua phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới (Châu Á, Châu Úc, Đông Phi). Ở nước ra, cây mọc nhiều ở Đồng Nai, Quảng Trị, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc và Lào Cai. Cây mọc hoang ở nhiều chỗ trong nước ta.
Tên gọi khác: xuyên phá thạch, hoàng lồ, vàng lồ …
Tên khoa học của cây mỏ quạ là Maclura cochinchinensis và thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Mỏ quạ là cây thân nhỏ, mềm yếu, mọc nhiều cành, thành bụi, sống tựa. Vỏ thân màu xám, có nhiều lỗ bì màu trắng, thân có nhựa màu trắng sữa. Cây chịu khô hạn rất tốt, rễ mọc ngang, hình trụ, nhiều nhánh, và dài, có thể mọc xuyên qua đá. Thân và cành có nhiều gai nhỏ có hình dạng cong quặp như mỏ con quạ.
Lá mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn dài, nhẵn, mặt bóng, mép nguyên, dài 3 – 8cm, rộng khoảng 2 – 3.5cm. Cuống lá ngắn, mảnh, có lông phủ. Hoa hình cầu, mọc thành cụm, đường kính cụm hoa từ 7 – 10mm màu vàng nhạt.
Quả nạc, mềm, hình cầu, chứa hạt nhỏ, có màu vàng khi chín. Cây mỏ qua ra hoa vào tháng 4 và tháng 5 và ra quả vào tháng 10 – 12 hằng năm.
Vị thuốc Đông y từ cây mỏ quạ – Xuyên phá thạch
Rễ và lá là bộ phận làm thuốc. Rễ cây mỏ quạ có hình trụ có nhiều nhánh, rất dài, mọc ngang, trong trường hợp gặp đá rễ cây có thể xuyên qua được (cái tên xuyên phá thạch ( (Radix Cudraniae) cũng từ nghĩa đó mà ra). Lá rễ hoặc vỏ rễ của cây mỏ quạ có tên khoa học là: Cudrania cochinchinnensis (Lour Corner), thuộc họ dâu tằm (Moraceae).
Thu hái: Quanh năm có thể thu hái. Lá tươi thường được sử dụng, có khi hái cả cành về nhà thì mới tách lá riêng. Còn rễ thì đào về xong rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu 30-50cm. Vết cắt màu vàng nhạt, vỏ ngoài màu vàng đất, vị hơi tê tê.
Cách chế biến: rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng, phơi khô. Hoặc có thể dùng lúc còn tươi.
Cách bảo quản cây mỏ quạ: Để nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm.
Tác dụng của cây Mỏ quạ
Theo Đông y, rễ mỏ quạ có vị đắng tê, tính hơi mát ; vào kinh phế ; công dụng khứ phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân ; chữa ho, ứ tích lâu năm, bế kinh, đòn đánh bị thương, phong thấp. Lá mỏ quạ chữa vết thương ứng dụng. Liều dùng : 60 – 100 g. Dùng tươi tăng liều lượng
Dưới đây là những công dụng chính:
Điều trị vết thương, lở loét, mưng mủ (Dùng lá)
Điều trị bỏng, chóng lên da non (Dùng lá)
Viêm nhiễm tử cung (Dùng lá)
Giảm đau (Dùng lá)
Ho lao, ho ra máu (Dùng rễ)
Giảm phù nề (Dùng rễ)
Một số bài thuốc từ cây mỏ quạ khứ phong hoạt huyết
Trừ phong, giảm đau:
Bài 1: rễ mỏ quạ 250g tẩm rượu sao. Sắc uống. Chữa đau lưng do phong thấp, chân tay nhức mỏi.
Bài 2: rễ mỏ quạ 20g, binh lang 20g, thảo quả 20g. Sắc uống. Chữa kinh giản, lên cơn hàng ngày hay cách 3 – 4 ngày.
Bài 3: vỏ rễ mỏ quạ lượng vừa đủ giã nát, đắp vào chỗ đau. Chữa mụn nhọt sưng đau.
Một số lưu ý khi dùng cây mỏ quạ
Để đảm bảo án toàn cho người sử dụng cây mỏ quạ làm thuốc, cần chú ý những điều sau
- Không dùng cho phụ nữ có thai
- Tránh nhầm lẫn cây mỏ quạ với dây mỏ quạ
- Dây mỏ quạ là loại cộng sinh, thường tìm thấy vùng rùng thưa
Mọi thắc mắc:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976 836 586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN