Cây mận – 6 bài thuốc từ cây mận

Tên khoa học: Syzyium samarangense Merr. Et Perry

Chị họ: Tri trâm, họ Đào kim nương (Myrtaceae)

Tên hán việt: Dương bồ đào, Kim sơn bồ đào, liên vụ

Tên tiếng Việt Khác: Mận (roi).

Mô tả Cây mận:

Cây thân gỗ, cành cây phát triển, tán cây hình tròn, cao 4-6cm. Lá đơn mọc đối hình bầu dục, chất da, không lông, mép nguyên, dài 11-22cm, bè mặt màu lục đậm hoặc lục lam, vò nát có mùi thơm, lá non màu đỏ tím. Cụm hoa hình xim (cyme), mọc ở đỉnh hoặc nách, mỗi đóa có 3-10 bông nhỏ, màu trắng, đường kính 3-4cm. Quả mọng nước, có hình trái lê hoặc hình chuông, kết thành chùm, đỉnh quả tương đối rộng, giữa lõm vào, gốc quả nhỏ hơn, quả dài 3-6cm, đường kính quả 4-6cm; quả có các màu trắng sữa, lục nhạt, hồng phấn, đỏ tươi, đỏ tím sậm…Bề mặt quả bóng láng, phủ chất sáp, cùi màu trắng, dạng bọt biển, nhiều nước, vị chưa ngọt, hoặc chua ngọt nhạt, hơi chát; hạt hình trứng, mùa hoa tháng 3-4, mùa quả 6-7.

Thành phần chủ yếu của cây mận

Quả chứa protein, đường, khoáng chất và vitamin.

Công dụng cây mận:

Thịt quả vị chua ngọt, có mùi thơm, khi ăn chấm muối ớt vị sẽ ngon hơn, cũng có thể ướp muối hoặc chế biến thành mứt.

Quả hình chuông hoặc hình tim trông rất đẹp mắt, có giá trị làm cảnh cao

Phân bố:

Trung Quốc, Việt Nam, xuất cứ Malaysia, Ấn Độ

Cây mận – 6 bài thuốc từ cây mận
Cây mận – 6 bài thuốc từ cây mận

6 bài thuốc từ cây mận để bạn đọc tham khảo

Bài 1: Lý tử nhân (nhân hạt mận) 8-12g, sắc uống hoặc dùng ngoài: đem nghiền thành bột rắc hoặc đắp lên vết thương. Công năng hoạt huyết, tán ứ, nhuận tràng thông tiện. Dùng trong các trường hợp vấp, ngã bầm tím, sưng đau, các chứng ho đàm, thủy khí ủng trệ, đại tiện bí táo

Bài 2: Lý tử nhân (nhân hạt mận) nghiền bột mịn trộn với lòng trắng trứng đắp ngày 1-2 lần trong 5-7 ngày chữa sạm da mặt, nám da.

Bài 3: Lý thụ diệp (lá mận khô): 8-12g sắc uống có công dụng giảm đau, hạ sốt, chữa ho, các bệnh sốt cao, kinh giật ở trẻ. Dùng ngoài điều trị các vết thương: nấu lấy nước, bỏ bã tắm cho trẻ hoặc giã lấy nước cốt lá mận tươi thấm vào chỗ sưng đau.

Bài 4: Lý thụ giao (nhựa mận – nhựa khô ở thân cây): 8-16g sắc uống, chủ trị mắt có màng, tác dụng giảm đau, tiêu sưng, thúc sởi mọc.

Bài 5: Lý căn (rễ mận) 8-12g,  sắc uống. Dùng ngoài sao tồn tính, nghiền thành bột, đắp hoặc rắc lên vết đau. Tác dụng thanh nhiệt giải độc dùng trong các chứng đái buốt, đái dắt, các trường hợp đi lỵ ra máu, bệnh đái tháo đường. Trẻ em sốt nóng, mụn nhọt, đan độc.

Bài 6: Lý căn bì (vỏ trắng rễ cây mận) 8-12g, sắc uống. Có thể  sắc đặc ngậm rồi nuốt hoặc lấy nước thấm đắp vào vết thương. Tác dụng thanh nhiệt, giải trừ uất nhiệt do phong mộc, chữa bệnh đái tháo đường, tâm phiền, làm hạ khí, các trường hợp khí hư, đau răng, lở loét…

Chú ý: Các bài thuốc nêu trên người tỳ vị hư yếu, phụ nữ có thai không nên dùng.

Xem thêm: Cây gối hạc – đặc điểm cây gối hạc

*Lưu ý: Tác dụng của cây mận đối với sức khỏe con người có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *