Cây huyết dụ có mấy loại?

Cây huyết dụ có mấy loại?Là loại thảo dược dễ sống dễ trồng và có nhiều công dụng. Nhắc đến cây huyết dụ người ta nghĩ tới những chiếc lá đỏ tía. Ít ai biết rằng còn có những loại huyết dụ khác. Bài dưới đây sẽ giúp quý độc giả rõ hơn về “cây huyết dụ có mấy loại”. Mời quý độc giả đón đọc!

>>Xem thêm: Bài thuốc chữa sốt xuất huyết từ lá cây huyết dụ

Cây huyết dụ có mấy loại?

Huyết dụ trong phong thủy là một trong những loài cây mang nhiều ý nghĩa, may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Trong Đông y, cây Huyết dụ còn là một vị thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh.

Trong tự nhiên hiện nay có 3 loại huyết dụ mà các bạn nên biết: Huyết dụ lá đỏ, huyết dụ lá 1 mặt đỏ 1 mặt xanh và huyết dụ lá xanh.

Sau đây là đặc điểm và công dụng của từng loại

Cây huyết dụ lá đỏ hai mặt và cây huyết dụ lá đỏ một mặt

Cây huyết dụ lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Hai loại trên đều có thể sử dụng làm thuốc, nhưng loại có tác dụng tốt hơn vẫn là loại có cả hai mặt đều đỏ.

cây huyết dụ có mấy loại
Huyết dụ lá đỏ hai mặt

Cây còn có tên gọi như :Huyết dụng, Huyết dụ lá đỏ, Phát dụ; Long huyết, Thiết dụ, Phất dụ, Chổng đeng (Tày);Co trường lậu (Thái), Quyền diên ái (Dao)

Tên khoa học:  Cordyline terminalis Kanth

Đặc điểm của cây huyết dụ lá đỏ

Cây nhỏ, cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt mầu đỏ tía, có loại lại chỉ có một mặt đỏ, còn mặt kia mầu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30-40 cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa mầu trắng, mặt ngoài mầu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô. Quả mọng hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 12-1.

cây huyết dụ có mấy loại
Huyết dụ một mặt đỏ

Bộ phận dùng: Lá tươi của cây Huyết dụ  (Folium Cordyline).

Phân bố: Cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.

Thu hái: Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá huyết dụ có phenol, acid amin, đường, anthocyan.

Công năng: cầm máu, tán ứ, chỉ thống.

Công dụng

Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng.

Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.

Cây huyết dụ xanh

Cây huyết dụ xanh ít phổ biến hơn so với huyết dụ đỏ. Do đó, khi nhắc đến cây huyết dụ, người ta thường chỉ nghĩ đến huyết dụ đỏ.

Đặc điểm cây huyết dụ xanh

Cây huyết dụ xanh là cây thân thảo, mọc theo bụi, sinh sản nhanh.

Thân cây mọc thẳng, vỏ sần sùi, thân mảnh. Cây trồng làm cảnh trong nhà thường chỉ cao từ 50-100cm, nhưng nếu sống trong môi trường hoang dã có thể lên đến 3m.

cây huyết dụ có mấy loại
Cây huyết dụ lá xanh

Có 2 loại lá cây, bao gồm: lá xanh mướt một màu và lá xanh sọc kẻ (có các dải màu xanh vàng chạy dọc ở giữa). Lá cây mọc lùm xùm ở trên đỉnh của thân, hình dạng mác.

Hoa cây huyết dụ màu hồng nhạt hoặc trắng sữa. nhỏ li ti mọc thành từng chùm dài.

Cây huyết dụ xanh cũng giống như huyết dụ đỏ, chúng ưa ẩm và ánh sáng trên 60%. Vì thế rất thích hợp để trồng làm cảnh trong nhà, cây cảnh văn phòng rất đẹp mắt và nổi bật.

Nếu tưới nước thường xuyên thì cây sẽ sinh trưởng mạnh, lá to và xanh tươi; song nếu tưới quá nhiều một lúc thì cây dễ bị thối rễ, chết.

Công dụng của cây huyết dụ xanh

Cây huyết dụ xanh ít phổ biến và ít được ưa chuộng hơn (do màu lá) so với cây huyết dụ đỏ; mặc dù chúng đều có công dụng như nhau, ví dụ như : làm cảnh, làm thức ăn, làm thuốc,…

Về mặt phong thủy, huyết dụ xanh cũng mang ý nghĩa ngăn ngừa, xua đuổi mọi tà khí, ma quỷ.

Không đỏ rực khi huyết dụ đỏ nhưng với màu xanh mướt của mình, nó khiến bạn cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn khi nhìn vào; nói cách khác nó sẽ giúp bạn giải tỏa stress đáng kể.

Trên đây là thông tin của chúng tôi về cây huyết dụ. Hi vọng sẽ giúp quý độc giả có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn sử dụng cây huyết dụ với bất kỳ mục đích nào.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *