Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cây huyết dụ có chữa được phong thấp tê nhức không?

Cây huyết dụ có chữa được phong thấp tê nhức không?Là vị thuốc có tính bổ máu và chữa các bệnh liên quan đến máu rất tốt. Nếu như bị ứ máu, bầm máu và phong thấp đau nhức thì sử dụng cây huyết dụ được không? Hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

>>Xem thêm: Cây huyết dụ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Phong thấp, đau nhức là bệnh gì?

Bệnh phong thấp (tê thấp) là thuật ngữ thể hiện cho tình trạng đau nhức ở gân, xương khớp và bắp thịt, thường gặp ở những người có độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Theo Đông y, bệnh xảy ra khi vệ khí cơ thể suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể. Theo Tây y, bệnh xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác, di truyền, tính chất công việc…

Phong thấp tê nhức chân tay

Nguyên nhân gây phong thấp

Do mùa đông thời tiết lạnh làm giảm lưu thông dịch khớp (dịch khớp có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa các đầu xương) làm cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, khiến bệnh nhân đau nhiều hơn.

Do cơ thể dự trữ năng lượng khi trời trở lạnh dẫn đến lưu thông máu kém.

Do áp suất không khí và độ ẩm (mùa hè áp suất không khí giảm, khiến các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh gây đau)…

Ngoài ra, bệnh phong thấp còn do các nguyên nhân khác như: lão hóa, phụ nữ thời kỳ sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, do ảnh hưởng từ việc hút thuốc lá.

Triệu chứng

Đau nhức và sưng các khớp, nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.

Đau nhức hoặc cứng các khớp xương và bắp thịt sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi.

Các khớp không cử động được.

Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi.

Mệt mỏi hoặc có thể sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.

Theo thời gian, các khớp xương bị biến dạng.

Trong chứng phong thấp có rất nhiều loại thuốc được sử dụng vì yêu cầu trị liệu rất đa dạng (chống viêm, làm giảm đau, làm hoạt huyết tiêu ứ…) cho nên tùy theo kinh nghiệm của từng thầy thuốc có thể chọn những cây cỏ nào thích hợp với chứng trạng thì sử dụng.

Cây huyết dụ có chữa được phong thấp tê nhức không?

Huyết dụ còn có tên là Phật dụ, Thiết thụ (trung dược). Do có hình dáng khá đẹp lá lại có màu sắc đặc biệt là màu đỏ. Nên cây huyết dụ thường được trồng ở các gia đình vừa để làm thuốc lại vừa để làm cảnh.

Cây huyết dụ chữa phong thấp tê nhức
Người ta thường dùng hoa, lá và rễ của cây huyết dụ để làm thuốc. Trong đó, lá sẽ được cắt vào mùa hè khi tiết trời khô ráo. Loại bỏ hết những lá sâu, đem phơi khô hoặc sấy nhẹ để dùng.
Rễ có thể thu hoạch quanh năm, không phân biệt mùa màng, thời tiết.
Huyết dụ là loại cây thân gỗ sống lâu năm, cao khoảng 3m, thân mảnh và không phân nhánh. Lá có hình mác rộng, màu xanh hoặc đỏ tía, phần đuôi lá bao lấy thân và mọc thành chùm trên đỉnh cây.
Hoa mọc nhiều ở trên đỉnh của nách lá, có màu đỏ nhạt, tím. Quả huyết dụ có dạng hình cầu, màu đỏ.

Theo Đông y, Huyết dụ vị nhạt, tính mát, vừa làm mát máu, cầm máu, vừa làm tan máu ứ và giảm đau. Nó thường được dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức. Cây huyết dụ có tác dụng điều trị được rất nhiều chứng bệnh đặc biệt là tác dụng cầm máu rất tốt. Cây được ứng dụng trong nhiều bài thuốc nam cổ truyền, cách dùng lại khá đơn giản.

Bài thuốc chữa phong thấp từ cây huyết dụ

Cây huyết dụ chữa phong thấp tê nhức

Lấy 30g hoa, lá, rễ cây huyết dụ, 15g huyết giác. Sắc uống đến lúc có kết quả.

Lưu ý khi dùng cây huyết dụ

– Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh bị sót nhau không nên dùng

– Các bài thuốc từ cây huyết dụ có thể sẽ không có hiệu quả hoặc bị dị ứng ở một số bệnh nhân.

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

Exit mobile version