Cây đỗ trọng hỗ trợ điều trị còi xương ở trẻ nhỏ

Còi xương là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, bệnh lý dẫn đến tính trạng xương mềm, yếu, chậm phát triển, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến biến dạng xương. Chính vì thế chúng ta cần phải điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Trong đông y có rất nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị chứng còi xương ở trẻ, và cây đỗ trọng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến.

vị thuốc cây đỗ trọng
vị thuốc cây đỗ trọng

Phân biệt cây đỗ trọng

Cây đỗ trọng gồm có 2 loại, bao gồm Đỗ trọng bắc và Đỗ trọng nam. Hai loại này có đặc điểm và hình thái tương tự nhau. Để phân biệt Đỗ trọng bắc và Đỗ trọng nam, cần quan sát màu sắc và đặc tính của vỏ.

  • Đỗ trọng bắc: Vỏ có màu nâu xám hoặc nâu vàng, dẹt, phẳng và có bề dày khoảng 0.1 – 0.4cm. Mặt ngoài có nhiều vết nhăn dọc, mặt trong màu nâu tím, hơi mờ và tương đối nhẵn. Vỏ có mùi thơm nhẹ, hơi đắng, chất giòn và dễ bẻ gãy.
  • Đỗ trọng Nam: Vỏ có màu vàng nâu hoặc màu vàng sáng, thường cuộn thành hình lòng máng, bề day từ 0.2 – 0.4cm. Mặt ngoài vỏ có nhiều đường nứt, mặt trong rất nhẵn. Đỗ trọng Nam có chất cứng, khó bẻ hơn so với Đỗ trọng bắc. Vỏ thường không có mùi, hơi chát và vị nhạt.

Mặc dù có sự khác biệt về hình dáng và màu sắc, tuy nhiên cả loại đỗ trọng này đều tương đồng về tác dụng dược lý và tính năng chữa bệnh.

Bộ phận được sử dụng

Phần vỏ của cây đỗ trọng sẽ được sử dụng làm thuốc

Thu hái, chế biến và bảo quản

Người ta có thể thu hái vỏ của cây đỗ trọng có tuổi thọ từ 10 năm trở lên và thu hoạch vào mùa hè. Dùng cưa cắt xung quanh vỏ cây rồi tách lấy vỏ. Mỗi đoạn chỉ lấy khoảng 1/3 để cây có thể sinh trưởng và phát triển tiếp.

Sau đó mang về luộc với nước, trải vỏ ra chỗ bằng phẳng có lót rơm và dùng vật nặng đè lên giúp làm phẳng vỏ. Sau 7 ngày để nhựa chảy ra và vỏ cây chuyển dần sang tím thì mang đi phơi. Cắt thành từng miếng vừa dùng rồi mang đi đóng gói.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô giáo, thoáng mát

Vị thuốc đỗ trọng

Đỗ trọng có vị ngọt, cay, tính ôn, không có độc

Quy vào kinh thận và can

Bài thuốc hỗ trợ điều trị còi xương từ cây đỗ trọng

  • Chuẩn bị: Phục linh, đỗ trọng, sơn dược, sơn thù và ngưu tất mỗi thứ 4g, ngũ vị 2g, mẫu đơn và trạch tả mỗi thứ 3g, thục địa 8g, phụ tử chế 1.2g và quế nhục 0.8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
lợi ích từ cây đỗ trọng
lợi ích từ cây đỗ trọng

Tham khảo thêm: Cây đỗ trọng hỗ trợ điều trị chân tay mỏi do thận hư

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *