Cây (củ) bình vôi ở trang đầu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”

Cây (củ) bình vôi ở trang đầu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Cây (củ) bình vôi là một vị thuốc quý, đó là điều không phải bàn cãi. Không phải ngẫu nhiên mà dược liệu này được xuất hiện ở trang đầu của sách “Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi. Cùng tìm hiểu nhé

Giới thiệu sơ bộ cây (củ) bình vôi

Cây (củ) bình vôi
Cây (củ) bình vôi

Tên gọi

Cây (củ) bình vôi có tên khoa học là Stephania Glabra, là cây thuộc họ Tiết dê. Trong tự nhiên cây còn được gọi là: Cây củ một, tử nhiên…

Đặc điểm bên ngoài

  • Cây (củ) bình vôi thuộc hệ dây leo, phần thân phình to được gọi là củ, có màu nâu đen, bên trong có màu trắng xám, vị đắng.
  • Phần lá mọc hình tim, cuống dài, phần hoa nhỏ, có màu xanh nhạt, hoa đực và hoa cái không khác nhau nhiều, khác ở phần cuống dài và ngắn.
  • Phần quả dẹt, màu mọng đỏ, hạt hình móng ngựa, có gai.

Phân bố

  • Cây bình vôi thường mọc tại các vùng núi đá tại khu vực miền Bắc Việt Nam: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Giang…
  • Tuỳ thuộc vào địa hình cũng như khí hậu, phần củ sẽ có kích thước khác nhau

Phần dùng làm thuốc & cách bào chế

Phần thân gốc củ thường được bào chế thành thuốc, có thể thu hoạch quanh năm.

Cách bào chế:

Cây (củ) bình vôi ngâm rượu: .

  • Củ bình vôi cạo vỏ rửa sạch, thái mỏng
  • Đem ngâm với rượu gạo 10% trong vòng 3 tháng.
  • Mỗi lần uống thì chỉ nên lấy 5-15ml
  • Sử dụng hàng ngày.

Cây (củ) bình vôi nghiền thành bột

  • Cạo vỏ rửa sạch
  • Đem phơi khô rồi thái nhỏ, tán nhuyễn thành bột.
  • Bảo quản bột trong lọ thủy tinh tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Mỗi lần sử dụng lấy từ 3 đến 6g pha với nước uống

> Xem thêm: Chữa ho bằng quả La Hán hiệu quả bất ngờ

> Xem thêm: Trà hoa vàng Ba Chẽ Quảng Ninh

Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của G.s Đỗ Tất Lợi

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi là 1 trong những cuốn sách hàng đầu tổng hợp các vị thuốc

  • đang được sử dụng
  • đã từng sử dụng hiệu quả
  • những kinh nghiệm chữa bệnh trên Việt Nam.

Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc…

Công dụng của cây (củ) bình vôi

Công dụng của cây (củ) bình vôi
Cây (củ) bình vôi ở trang đầu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”

Theo Y học cổ truyền

Cây (củ) bình vôi có vị đắng, tính lương, được quy vào hai kinh là Tỳ và Can.

Tác dụng chính:

  • Trấn kinh, an thần, tuyên phế
  • Điều trị những cơn co thắt do tăng nhu động ruột, viêm dạ dày.

Theo Y dược hiện đại

Các thành phần hoá học theo nghiên cứu có trong dược liệu bình vôi

  • L- tetrahydropalmatin (còn gọi là gindarin, caseannin, rotundin)
  • Stepharin
  • Roemerin
  • Cycleanin
  • Cepharanthin
  • Tinh bột, đường khử oxygen, men oxidase, acid malic.

Các bài thuốc được bài chế từ cây (củ) bình vôi

  • Điều trị an thần, mất ngủ.
  • Giải quyết vấn đề rối loạn tiêu hoá
  • Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Điều trị bệnh gout
  • Chữa động kinh
  • Nâng cao khả năng miễn dịch
  • Hạ huyết áp

Những lưu ý khi dùng cây (củ) bình vôi để tránh tác dụng phụ

  • Sử dụng với liều quá lớn dễ làm bạn say.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên dùng.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Để sử dụng có hiệu quả thì người dùng cần sử dụng đều đặn, kiên trì hàng ngày.

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có hỗ trợ điều trị bệnh tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Địa chỉ tìm mua cây (củ) bình vôi uy tín tại Hoà Bình

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HOÀ BÌNH

Địa chỉ: thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Số điện thoại: 0976 836 586 – 0971 477 860

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *