Cây chìa vôi có mấy loại?

Cây chìa vôi có mấy loại.Với tác dụng dược lý là hộ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Như phong tê thấp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…Cây chìa vôi được nhiều người tìm mua và sử dụng. Vậy cây chìa vôi có mấy loại? tác dụng dược lý của từng loại như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

>Xem thêm: Cây chìa vôi hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Cây chìa vôi có mấy loại?

Cây chìa vôi có tên gọi khác: Bạch phấn đằng, bạch liêm, cây đau xương. Tên khoa học: Cissus modeccoides Planch. Thuộc họ Nho (Vitaceae).

Trong tự nhiên cây có loại chính là chìa vôi bò, chìa vôi Java, chìa vôi 4 cạnh. Đặc điểm công dụng của mỗi loại sẽ khác nhau. Có loại chìa vôi sẽ không có tác dụng chữa bệnh. Loại chìa vôi không phải tác dụng điều trị bệnh thường sẽ có lá nguyên, hình tam giác cũng như mọc so le nhau. Vì thể mà cần nắm rõ đặc tính của từng loại để sử dụng hiệu quả, tránh nhầm lẫn.

Cây chìa vôi có mấy loại
Cây chìa vôi trong tự nhiên

Hai loại chìa vôi có tác dụng chữa bệnh

Ngoài ra trong dân gian người ta còn chia cây chìa vôi thành 2 loại là cây chìa vôi trắng và cây chìa vôi tím.

Đặc điểm của cây chìa vôi

Dưới đây là đặc điểm thực vật của cây chìa vôi có tác dụng chữa bệnh, giúp độc giả có thể dễ dàng phân biệt và nhận dạng.

Cây chìa vôi là loại cây thân leo, có chiều dài trung bình từ 2-4 m, thân cây có kích thước như sợi dây điện, cây mọc hàng năm, ra hoa vào mùa hè, ruột thân cây khi phơi khô như bột màu trắng. Cây có màu xanh lục, không phân nhánh, có tua hình sợi. Lá cây chìa vôi mọc đơn, xẻ thùy và có hình trái tim.

Củ cây chìa vôi tròn, cây lâu năm có củ to tầm quả trứng gà, hai đầu củ trông hơi nhọn. Bên trong củ có màu trắng còn bên ngoài màu đen, thường được dùng làm vị thuốc trong y học cổ truyền. Củ có tính bình, vị đắng hơi chua có tác dụng thông kinh, tán huyết ứ, lợi tiểu, kháng khuẩn…

Cây chìa vôi có mấy loại? 1

Cây chìa vôi mọc ở đâu?

Cây chìa vôi thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi và vùng trung du ẩm ướt hay ven sông, suối, bụi rậm, bờ rào. Cây này chủ yếu mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và một số tỉnh đồng bằng khác

Cách chế biến cây chìa vôi thành thuốc.

  • Sau khi hái cây chìa vôi về, rửa sạch, để ráo nước
  • Sau đó đem thái nhỏ thành từng đoạn ngắn 2-3 cm
  • Đem ra phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.

Cây chìa vôi phơi khô

Tác dụng của cây chìa vôi

  • Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phong trừ tê thấp, đau lưng mỏi gối
  • Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, giảm sưng, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị rắn cắn
  • Giúp lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau do chấn thương, bong gân, té ngã
  • Cây chìa vôi có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông kinh phá huyết, thanh nhiệt tiêu độc, tiêu thũng, sát trùng kháng khuẩn
  • Phòng ngừa lở ngứa, chai chân lên mắt cá
  • Rượu chìa vôi điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, rất tốt cho người già bị thoái hóa xương khớp và mắc các bệnh về xương khớp.

Cách sử dụng cây chìa vôi

Cây chìa vôi có mấy loại
Cây chìa vôi có thể sắc nước uống hoặc dùng lá tươi giá nát
  • Lấy khoảng 30g cây chìa vôi khô, rửa sơ qua nước sạch
  • Đem đi đun với 1 lít nước, để sôi khoảng 7-10 phút
  • Sau đó chắt nước ra để nguội là có thể dùng ngay. Nấu xong nên dùng ngay trong ngày.
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 30-50g cây chìa vôi khô là tốt nhất, không nên quá làm dụng sẽ gây hưởng xấu đến sức khỏe.

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Mọi thắc mắc

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *