Cách thu hoạch và bào chế cây (củ) bình vôi làm thuốc

Cách thu hoạch và bào chế cây (củ) bình vôi làm thuốc. Cây (củ) bình vôi là một loại thảo dược quý, một loài cây, củ mà bạn có thể dễ dàng thấy một số nhà người ta để trồng trong nhà như cây cảnh (phần củ của nó khá bắt mắt). Nhưng khi muốn dùng cây (củ) bình vôi làm thuốc thì phải có cách thu hái và bào chế riêng. Cùng tìm hiểu nhé.

Cây (củ) bình vôi

Cây (củ) bình vôi
Cây (củ) bình vôi

Tên khác

Còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên.

Tên khoa học

Stephania rotunda Lour
Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.
Củ bình vôi là phần thân phìn to của cây bình vôi. Cây có tên bình vôi vì phần thân phình to của cây có hình dáng rất giống bình đựng vôi mà ngày xưa nhiều người thường dùng để tôi vôi ăn trầu.

Mô tả cây (củ) bình vôi

Cây bình vôi là dạng cây dây leo, chỉ có 1 đoạn thân giáp với mặt đất phình to ra (Nhiều người ngĩ đây là củ của cây, nhưng không phải mà là thân, nếu gọi đúng tên phải lầ dây bình vôi), lưu ý: Tránh nhầm lẫn với củ gà ấp, đây là 2 loại cây hoàn tòa khác nhau.

Lá bình vôi hình trái tim, mọc so le.

Hoa nhỏ, màu xanh nhạt

Quả hình cầu, chín màu đỏ, hạt hình móng ngựa.

> Xem thêm: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc của cây núc nác

Đặc điểm phân bố

Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, đặc biệt là ở những tỉnh có núi đá như: Hòa Bình, Ninh Bình, Lai Châu…

Cách thu hoạch và bào chế cây (củ) bình vôi làm thuốc

Cách thu hoạc và bào chế cây (củ) bình vôi làm thuốc
Cách thu hoạc và bào chế cây (củ) bình vôi làm thuốc

Cách thu hoạch

Có thể thu hái quanh năm, đào lấy củ.

Kỹ thuật trồng cây bình vôi khá tỉ mỉ và sau khi trồng 2-3 năm có thể thu hoạch dược liệu. Trồng càng lâu năm thì năng suất càng cao. Trồng cây bình vôi bằng hạt sẽ cho năng suất cao hơn so với trồng từ mầm củ.

Phần gốc thân phình thành củ là bộ phận dùng làm thuốc

Cách bào chế

  • Rửa sạch củ, cạo vỏ, ngâm với rượu. Ngâm trong khoảng 1-2 tháng để các các dưỡng chất ngấm ra rượu. Dùng rượu để điều trị bệnh.
  • Rửa sạch củ, cạo vỏ. Phơi khô củ hoặc tán thành bột để dùng làm thuốc.
  • Dùng củ tươi ép lấy nước. Sau khi ép thì thêm nước vôi trong hoặc dung dịch cacbonat để kết tủa.
  • Tiến hành lọc và sấy kết tủa thu được Rotudin thô. Pha Rotundin thô với dung dịch cồn hoặc axit sunfuric 5-10% nóng rồi lọc cặn.
  • Tiếp theo là kết tinh dung dịch, thực hiện nhiều lần như vậy ta sẽ thu được Rotudin tinh khiết.

Bảo quản: Dược liệu sau khi bào chế cần bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc, mối mọt.

> Xem thêm: Cách phân biết thiên niên kiện với củ ráy

Công dụng hỗ trợ chữa bệnh của cây (củ) bình vôi & Liều dùng

Bằng cách bào chế sau khi thu hái đúng cách, cây (củ) bình vôi

  • Có thể được dùng để chữa hen, ho lao, sốt, đau bụng, ngày uống 3 đến 6g.
  • Có thể tán bột, ngâm rượu 40° với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu, rồi uống với liều 5 đến 15ml rượu một ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống
  • Rotundin clohydrat được dùng làm thuốc trấn kinh, trong các trường hợp mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau tim, đau dạ dày, hen. Ngày dùng 0,05g đến 0,10g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên.
  • Trẻ con dùng với liều lượng 0,02g đến 0,025g đối với trẻ 1-5 tuổi, 0,03g đến 0,05g đối với trẻ 10 tuổi.

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có hỗ trợ điều trị bệnh tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Tìm mua cây (củ) bình vôi tại Hoà Bình

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HOÀ BÌNH

Địa chỉ: thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Số điện thoại: 0976 836 586 – 0971 477 860

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *