Site icon Dược Liệu Hòa Bình

Cách thu hái và chế biến hoa hòe

Hoa hòe là một loại cây thân gỗ được trồng làm cảnh, đồng thời cũng là một vị thuốc nam quý. Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính mát. Được dùng trị các bệnh như huyết áp cao, cầm máu, …. Cách thu hái và chế biến hoa hòe như thế nào? Làm sao để bảo quản tốt dược liệu này? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Đặc điểm của hoa hòe

Hoa hòe còn gọi là hòe nhĩ, hòe thực, hòe nhụy. Có tên khoa học là Sophora japonica Linn/ Styphnolobium japonicum thuộc họ Đậu (Fabaceace).

Cây hoa hòe là một vị thuốc nam quý. Cây có chiều cao trung bình từ 7 – 10m, một số cây có thể cao đến 25m. Nhánh nhỏ, màu xanh lục. Lá có hình dáng lông chim, lẻ, mọc so le, chiều dài trung bình từ 15 – 25cm. Lá chét có từ 7 – 15 phiến, hình trứng hẹp, dài khoảng 3 – 6cm, mép nguyên không có răng cưa, mặt lá trên có lông và phấn trắng.

Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài từ 15 – 30cm. Hoa nở vào tháng 5 – 8. Kết quả vào tháng 9 – 10. Quả có hình đậu, thắt lại ở giữa các hạt. Mỗi quả có từ 1 – 6 hạt, có màu đen hình thận.

Hoa hòe là cây mọc hoang ở khắp nước ta, tập trung nhiều nhất ở miền Bắc. Cây được trồng bằng phương pháp dâm cành hoặc trồng bằng hạt.

Hoa hòe có màu trắng xanh

2. Cách thu hái và chế biến Hoa hòe

Bộ phận dùng làm thuốc

– Nụ hoa (tên khoa học: Flos sophorae Japonicae)

– Quả (tên khoa học: Fructus sopharae Japonicae)

Cách thu hái

Hoa hòe thường được thu hái vào mùa hè khi hoa sắp nở. Hoặc thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí. Hoa phải hái khi nụ còn mới, hoa được dùng làm dược liệu phải là hoa đầu mùa sắp nở, nguyên vẹn, màu vàng, không vụn nát và chứa tạp chất.

Hoa được thu hoạch vào buổi sáng, ngày nắng ráo thì nụ không bị đọng nước. Khi phơi và sao sẽ cho màu vàng đẹp.

Quả hòe (Hòe giác) thu hái khoảng 10 – 12. Khi quả già thì hái, tuốt bỏ cành, cuống, và loại tạp chất rồi đem phơi khô. Hòe hoa ít mùi, vị đắng, nhai hạt thấy hơi tanh hăng như đậu. Loại hòe hoa giác hạt to, mập già, khô, không lẫn tạp chất là tốt.

Thu hái khi nụ hoa sắp nở

Cách chế biến: Phơi hoặc sấy khô.

Sau khi thu hoạch, vò lấy nụ hoa, bỏ sạch lá và cọng. Đem hoa hòe sao qua cho đến khi tinh dầu của hoa chảy ra có mùi thơm và chuyển màu xanh. Đem phơi nụ hoa đã sao qua tới khi khô giòn.

Sau khi chế biến, hoa hòe có hình viên chùy ở búp và nhỏ dần ở cuống và đài búp. Nụ hoa có màu vàng, không bị cháy, ẩm mốc và không được lẫn lộn với cuống lá.

Cách bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng gió.

Hoa hòe phơi sấy khô có màu vàng đều

Xem thêm >>> Tác dụng của hoa hòe

Một số bài thuốc từ hoa hòe

Trên đây là cách thu hái và chế biến hoa hòe cùng với một số bài thuốc dân gian từ hoa hòe. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho đọc giả để sử dụng hoa hòe an toàn và hiệu quả.

Xem thêm >>> Cách pha trà hòa hòe tốt cho sức khỏe

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976836586

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

* Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Exit mobile version