Cách phân biệt sâm cau thật giả

Cách phân biệt sâm cau thật  giả. Sâm cau với nhiều công dụng tuyệt vời đã trở thành một loại dược liệu “hót” trên thị trường dược liệu hiện nay. Càng được nhiều người biết đến hơn nên sâm cau đang được săn lùng khắp các vùng Tây Bắc Việt Nam. Vì thế mà nhiều gian thương đặt lợi nhuận lên hàng đầu, sẵn sàng bán và trộn lẫn những dược liệu giả vào sâm cau thật. Với đủ loại giá cả trên trờ, dưới đất và tươi lẫn khô. Dẫn người mua như lạc vào ma trận. Bài viết của Dược Liệu Hòa bình hôm nay sẽ giúp người mua phân biệt rõ ràng được sâm cau thật. Từ đó lựa chọn được sâm cau chất lượng uy tín.

Sâm cau là cây gì?

Cây Sâm cau thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Tiên mao, Cồ nốc lan, Ngải cau,… Trong đó, tên gọi thông dụng nhất được đông y sử dụng là Sâm cau. Tên khoa học của cây Tiên mao là Curculigo orchioides Gaertn, Tiên mao thuộc họ Hypoxidaceae hay còn gọi là họ Tỏi voi lùn.

Cách phân biệt sâm cau thật giả
Cách phân biệt sâm cau thật giả

Đặc điểm của cây sâm cau

Sâm cau là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Có ceieuf cao từ 20-50cm. Mỗi cây có từ 3-6 lá. Lá có hình mũi mác hẹp và có gân, xếp lại thành nếp giống lá cau. Cây có hoa màu vàng thành cụm nằm trên trục ngắn nối giữa các lớp lá. Quả nang có hình thuôn dài, mỗi quả chứa từ 1-4 hạt.

Rễ cây sâm cau hình trụ, có thân chính và mang nhiều rễ phụ. Kích thước bằng 1 ngón tay trở lên.

Cách phân biệt sâm cau thật giả
Cây sâm cau tươi

Cây sâm cau mọc ở đâu?

Sâm cau phân bố hầu hết khu vực vùng núi cao ở Đông Dương, Malai, Thái Lan… Sâm cau ưa sáng và ưa ẩm. Mọc tập trung ở ven chân núi đá, vùng nương rẫy. Ở Việt Nam, sâm cau được tìm thấy nhiều ở Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng và một số tỉnh như Lâm Đồng.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng sâm cau nhiều nên cây đang được trồng tại nhiều địa phương. Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Cách phân biệt sâm cau thật giả

Sâm cau thật

Sâm cau hay còn được gọi là Tiên Mao. “Mao” ở đây có nghĩa là cây “cỏ tranh”, chứ không phải “lông”.

Theo Y học cổ truyền sâm cau có vị cay, ngọt, tính ấm, quy kinh vào hai kinh can thận. Có tác dụng: ôn thận, tráng dương, trừ lạnh. Sử dụng trong các trường hợp: thận dương yếu, liệt dương, lạnh kinh niên, viêm khớp, đau do lạnh,…. Tuy nhiên nếu dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Không nên dùng cho người hư yếu. Sâm cau cũng có độc tính nên khi chế biến, người ra rửa sạch và ngâm với nước vo gạo để khử bớt độc tính này đi. Có nơi còn sử dụng thân rễ Sâm cau để gây sảy thai.

Sâm cau đen – Sâm cau thật

Cách phân biệt sâm cau thật giả
Cách phân biệt sâm cau thật giả
  • Lá sâm cau có hình dạng giống lá cau, hoa màu vàng.
  • Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vo màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh. Có các dễ con to bán quanh thân dễ chính.
  • Sâm cau thật thường củ đen và nhỏ hơn những loại sâm cau giả dạng khác
  • Sâm cau đen bên ngoài màu đen củ dài 15- 20 cm có khi hơn, củ thuôn có các rễ tua rua nhỏ.
  • Sâm mùi hăng và khi dùng làm thuốc nếu không chế biến kỹ dễ dẫn tới ngứa và khó uống.
  • Sâm mọc thành các cụm hay khóm giống như khi đào các củ sắn lên

>>Xem thêm : Sâm cau có tác dụng gì?

Sâm cau giả

Vì công dụng không thể chối cãi của sâm cau dẫn đến nhu cầu sử dụng sâm cau quá lớn. Nên trên thị trường cũng trên trên các trang mạng lan truyền có những loại dược liệu khác gắn mác sâm cau để đánh lừa người tiêu dùng.

Cách phân biệt sâm cau thật giả
Rễ sâm cau giả( sâm cau đó, rễ cây bồng bồng)

Loại được người bán hàng giới thiệu là rễ của một số loại cây thuộc họ huyết giác. Phổ biến hơn là rễ loại cây bồng bồng, loài cây này mọc hoang ở nhiều nơi, cũng có những gia đình trồng làm cảnh.

Ngoài ra  còn một loài nữa cũng gọi là Bồng bồng hay Huyết giác nam cũng có rễ màu đỏ cam và được bán với tên Sâm cau.

Cả hai loài này đều chưa thấy nói đến tác dụng bổ dương trong YHCT. Trong YHCT thì Bồng bồng được sử dụng để nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới, lậu (lá) và lỵ ra máu (rễ, hoa),…Ngoài ra, các nghiên cứu dược lý chứng minh rằng Bồng bồng có độc tính.

Một số thông tin được lan truyền còn cho thêm các tính từ gán đằng sau từ sâm cau như Sâm cau “đỏ”, Sâm cau “nếp”,…vốn là những tính từ mang nghĩa tích cực (ý nói là loại tốt, loại tác dụng mạnh,…) để câu kéo khách hàng.

Đặc điểm cây bồng bồng- Sâm cau giả:

  • Có cụm như cụm củ sắn
  • Vỏ ngoài trơn màu đỏ hoặc trắng đỏ
  • Vỏ cậy ra bên trong trắng như củ sắn
  • Bẻ đôi ra mùi thơm

Hiện nay rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng nói về công dụng của sâm cau. Tuy nhiên, người mua nên dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng để mua được sâm cau thật. Tránh mua phải sâm cau giả để không đạt được tác dụng mong muốn mà còn gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Trên đây là những thông tin để có thể phân biệt được sâm cau thật và sâm cau giả.

Mọi thắc mắc xin liên hệ

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *