Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ cây sim

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ cây sim

Bệnh trĩ là các đám rối mạch máu trong ống hậu môn. Khi máu không được lưu thông, bị ứ đọng lại tĩnh mạch căng và giãn dần. Tuỳ từng mức độ gây nên nhiều hay ít búi trĩ. Tĩnh mạch bị căng phồng đẩy niêm mạc ống trực tràng bị giãn theo. Khi bị trĩ thành mạch mỏng căng nên máu dễ bị thẩm thấu ra ngoài và nhìn sẽ thấy niêm mạc sa xung huyết và dễ vỡ. Lâu ngày mức độ giãn nặng hơn và sa ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ , nếu bệnh trĩ không được điều trị kịp thời dễ gây các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, dân gian thường truyền tai nhau “Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ cây sim” . Bài thuốc này được sử dụng rất hiệu quả. Vậy bài thuốc này như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Mời độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây của  https://duoclieuhoabinh.net.vn để có được thông tin hữu ích nhé.

Đặc điểm của cây sim

Cây sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa, thuộc họ Myrtaceae. Là loài cây có nguồn gốc ở vùng Nam và Đông Nam á. Ở nước ta, cây sim là loài cây mọc dại ở các khu vực miền núi và trải dài trên các triền đồi. Cây thường thành từng bụi rất  bắt mắt. Hiện nay cây sim được trồng để trang trí sân vườn, công viên, khu du lịch…

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ cây sim
Cây sim
  • Chiều cao cây: Cây có chiều cao trung bình từ 1 –2m
  • Thân cây: Sim có thân nhỏ, màu xám và có lông mềm trên thân non.
  • Lá: lá mọc đơn đối xứng nhau với dạng elip đến ovan. Thông thường, lá dài từ 5 – 8cm với chiều rộng 2 – 4cm và cuống dài 3 – 5mm. Mặt trên của lá bóng nhẵn, gân nổi hẳn lên từ phần cuống lá. Mặt sau của lá có màu trắng hoặc vàng nhạt với lớp lông mềm.
  • Hoa: Sim là loài hoa lưỡng tính và thường mọc đơn lẻ hoặc thành chùm 3 bông ở kẽ lá. Cuống lá dài khoảng 1cm với cuống hoa nhỏ dài khoảng 0.5-2.5cm. Bên cạnh đó, các đài hoa sim có chiều dài 5 – 7mm, gồm 5 – 10 gân và 5 thùy với dạng hình chuông. Trong đó, mỗi bông hoa có 5 cánh với mỗi cánh hình trứng rộng, mềm và có màu đỏ, hồng hoặc tím.
  • Quả: Có kích thước 10 – 15mm x 8 – 10mm. Quả lúc chưa chín có màu xanh. Lúc chín quả mềm màu đen và một lớp lông tơ mềm bao phủ bên ngoài. Quả sim có vị ngọt và bên trong mỗi quả chứa tới 40 – 50 hạt trong 6 – 8 ngăn giả.

>>> Xem thêm  Tìm hiểu thành phần hóa học có trong quả sim

Cách sử dụng các bộ phận của cây sim làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh

  • Quả sim ngâm rượu tốt cho tiêu hóa. Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.
  • Rễ cây sim làm giảm đau xương khớp, đầy bụng, khó tiêu.
  • Lá sim được tận dụng để làm thuốc chữa các bệnh về đi ngoài hay đường ruột.

Công dụng của quả sim

  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt
  • Hỗ trợ điều trị băng huyết, thổ huyết
  • Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp
  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, bệnh phong thấp
  • Hỗ trợ điều trị đại tiện xuất huyết
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trực tràng
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu kinh niên
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
  • Hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét.
  • Hỗ trợ điều trị xuất tính sớm

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ cây sim

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ cây sim
Rễ sim

Thành phần: 

  • 40 – 50g rễ sim khô
  •  15 – 20g hoa hòe
  •  Lòng lợn.

Cách dùng: Sử dụng các nguyên liệu trên nấu canh ăn . Khi ăn, người bệnh ăn phần lòng lợn và uống nước canh, vớt bỏ phần bã cây thuốc. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong nhiều ngày để đạt hiệu quả điều trị.

>>> Xem thêm  Những đối tượng nên sử dụng quả sim

* Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp về quả sim có thể mang lại cho quý độc giả nhưng thông tin hữu ích về loại dược liệu này.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Quả sim và các loại thảo dược khác, quý độc giả xem thêm:  Quả sim: Tác dụng công dụng cách dùng giá bán

Hoặc liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

* Lưu ý: Hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bênh của quả sim phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *