Ăn xôi nếp có giúp giảm viêm loét dạ dày tá tràng không?

Nếu được hỏi rằng trong các loại bánh trái quà vặt, mình thích nhất món nào thì mình sẽ không chần chừ mà trả lời rằng đó là xôi nếp.

Có gì ngon hơn gói xôi buổi sớm còn nóng hổi trên tay, vừa béo dẻo cái chất vị của hạt nếp thơm lại vừa béo ngậy cơm dừa!. Và lại còn cái cảm giác bùi bùi khi cắn vào hạt đậu nữa chứ!

Hãy nói cho mình biết, bạn đã ăn được mấy loại xôi rồi? Nào, ta cùng kể nhé: xôi đậu xanh, xôi đậu đen, xôi đậu phộng, xôi gấc, …

Và có một điều đặc biệt khiến mình rất thích đó là ăn xôi rất “chắc bụng”. Vâng, phải chăng cái câu mà ông bà ta thường nói: “Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi” là thích hợp nhất để nói về gói xôi này – gói xôi buổi sáng đến trường, gói xôi ăn vội trước giờ đi làm, gói xôi theo cái cuốc ra đồng, gói xôi trong những chuyến đi xa…

Và thực như vậy, không có món ăn vặt nào vừa tiện lợi lại vừa tiết kiệm như xôi nếp. Ở một chừng mực nào đó, chất gạo nếp trong gói xôi nói riêng và trong các món ăn từ nếp nói chung còn có những công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với dạ dày. Vậy, nên ăn nếp ở dạng nào thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn và cần lưu ý gì khi dùng gạo nếp?

Ăn xôi nếp có giúp giảm viêm loét dạ dày tá tràng không?
Ăn xôi nếp có giúp giảm viêm loét dạ dày tá tràng không?

Ăn xôi nếp có giúp giảm viêm loét dạ dày tá tràng không?

Câu trả lời là: Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn xôi nếp mà nên ăn cháo nếp (dù rằng xôi cũng được nấu từ gạo nếp).

Đó là vì theo các chuyên gia, ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì các bộ phận này đều đã bị tổn thương: bị viêm, loét, xung huyết và dễ bị kích ứng khi ăn những món ăn cay, chua.

Cho nên, khi ăn cháo gạo nếp nấu cùng với bo bo và táo đỏ thì chất nhày trong gạo nếp sẽ bám vào lớp niêm mạc dạ dày, giúp cho lớp niêm mạc này không bị kích ứng trước thức ăn cay chua và có thời gian tự phục hồi. Mặt khác, bo bo (ý dĩ) và táo đỏ trong món cháo kể trên đều là những vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ thế, món cháo này còn giúp ngăn ngừa đầy hơi và táo bón.

Liều dùng: mỗi ngày nấu một lần và ăn vừa đủ no (ăn hai ba ngày liên tục là được, không nên ăn nhiều).

Ngược lại, nếu ăn xôi thì lượng nếp nhiều và chặt sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu

Bài thuốc cổ truyền điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng gây khó chịu cho người bệnh bởi những cơn đau sau bữa ăn (nếu là viêm loét dạ dày thì đau ngay sau khi ăn còn viêm loét tá tràng thì thường đau sau khi ăn khoảng 3 – 4 tiếng), ngoài ra còn hay bị ợ chua, đắng miệng, khô miệng sau khi ngủ dậy.

Theo lương y Nguyễn Công Đức, ta có thể dùng bài thuốc sau đây để khắc phục căn bệnh này:

Thành phần: 100 g gạo nếp, 100 g đậu xanh nguyên vỏ và 20 g tiêu sọ.

Cách dùng: tất cả sao vàng, tán thành bột mịn rồi uống trước bữa ăn (mỗi lần uống thì lấy 1 muỗng cafe bột này hòa với nước rồi uống) (2).

Bài thuốc cổ truyền điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Bài thuốc cổ truyền điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Gạo nếp và bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Chuẩn bị: 100 g gạo nếp trắng, 50 g đậu ván trắng, 20 g tiêu sọ và 50 g trái ổi non (phơi khô, lựa trái nhỏ bằng đầu ngón tay).

Thực hiện: lấy các vị trên sao vàng rồi xay thành bột để dùng dần.

Cách dùng: mỗi lần uống thì lấy 1 muỗng cafe bột thuốc hòa với nước ấm, ngày uống ba lần (2).

Những người không nên dùng gạo nếp

Mặc dù gạo nếp tốt cho hệ tiêu hóa nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Đó là vì trong gạo nếp có nhiều amilopectin (chất quyết định độ dẻo dính của hạt nếp), vì vậy, nếu ăn nhiều nếp thì sẽ bị khó tiêu (ngoài ra còn bị nóng trong người vì nếp có tính ấm).

Do đó, những trường hợp sau đây cần hạn chế dùng gạo nếp:

Người già, trẻ nhỏ và người mới khỏi bệnh.

Những người tỳ vị hư nhược.

Người đang bị nóng trong người, sưng viêm, mưng mủ, thể chất đàm nhiệt.

Người bị vàng da, sốt, ho và khạc đờm vàng.

Người đang bị chướng bụng.

Người mới phẫu thuật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *