Những lưu ý khi sử dụng lá khôi tía

Những lưu ý khi sử dụng lá khôi tía

Lá khôi hay còn gọi là lá khôi tía là một dược liệu quen thuộc, phổ biến được sử dụng rất nhiều trong y học dân gian. Bởi lá khôi tía có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đặc điểm; công dụng;  một số bài thuốc cũng như những lưu ý khi sử dụng lá khôi tía. Để có được những thông tin bổ  ích từ loại dược liệu này mời độc giả cùng tham khảo bài viết “Những lưu ý khi sử dụng lá khôi tía” của chuyên trang  https://duoclieuhoabinh.net.vn

Đặc điểm của lá khôi tía

Tên khoa học: Ardisia silvestris.

Tên gọi khác: Lá khôi, xăng xê, động lực, đơn tướng quân, khôi nhung tía….

Là loại dược liệu thuộc họ Anh Thảo, phân họ Đơn nem. Là loại thực vật thân nhỏ, xốp, mọc thẳng. Cao tầm 2m.

Những lưu ý khi sử dụng lá khôi tía
Lá khôi tía

Cây khôi là loài thực vật hoa nhỏ, mọc thành từng chùm. Hoa thường nở từ tháng 5 đến tháng 7. Chùm hoa dài từ 10-15cm.

Lá khôi thường tập trung ở phần ngọn, mọc so le với nhau. Phiến lá nguyên, mép lá hình răng cưa. Bản lá dài, nhọn. Bề mặt lá 1 mặt có màu xanh lục, một mặt màu xanh tía. Bề mặt lá có gân hình mạng lưới.

Quả thuộc loại quả mọng, khi chín có màu đỏ. Quả thường ra vào tầm từ tháng 7 đến tháng 9.

>> Xem thêm  Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày từ cây khôi nhung tía

Lá khôi tía chữa bệnh gì?

Những đối tượng có thể sử dụng lá khôi tía gồm:

  • Người bị viêm họng, viêm phế quản
  • Người bị thấp khớp
  • Người bị mẩn ngưas, nổi mề đay, dị ứng
  • Người bị ghẻ lở, phát ban
  • Người bị ợ chua, đầy hơi, khó tiêu
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Một số bài thuốc đông y từ lá khôi tía

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

  • Thành phần: Nhân trần, khổ sâm, bồ công anh: mỗi vị 12g; chút chít, lá khôi: mỗi thứ 10g
  • Cách dùng: Tất cả các thanh phần trên đem tán bột mịn. Mỗi ngày dùng khoảng 30g hòa với nước sôi để nguội uống.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày triệu chứng xuất hiện cả khi đói và no

  • Thành phần: Lá khôi: 25g; Mẫu lệ, Thảo quyết minh: mỗi vị 20g; Ô tặc cốt: 15g
  • Cách dùng: Tất cả các vị thuốc trên đem sao vàng, hạ thổ rồi tán bột mịn. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê bột pha với nước sôi để nguội. Uống 3 đến 4 lần 1 ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau thượng vị

  • Thành phần: Lá khôi: 20g; Bồ công anh: 20g; Cam thảo, Khổ sâm: mỗi vị 16g; Hậu phác, hương phụ, uất kim: mỗi loại 8g
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc để uống, sau một thời gian các cơn đau thượng vị giảm đáng kể.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa

  • Thành phần: Đơn đỏ: 25g; Ké đầu ngựa, Mã đề, kim ngân hoa, khôi tía: mỗi loại 12g
  • Cách dùng: Toàn bộ các vị thuốc đem sắc với 600ml nước cho đến khi còn 300ml thì dừng lại. Chia lượng nước sắc còn lại làm 3 phần uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng lá khôi tía

  • Không nên lạm dụng sử dụng lá khôi tía, nên tuân thủ đúng liều lượng cũng như quy định sử dụng để đạt hiểu quả hỗ trợ điều trị
  • Lựa chọn lá khôi tía sạch, không bị sâu. Sơ chế sạch trước khi sử dụng
Những lưu ý khi sử dụng lá khôi tía
Nước sắc lá khôi tía
  • Trong quá trình sử dụng lá khôi tía để hỗ  trợ điều trị bệnh không nên sử dụng rượu bia
  • Cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng thời gian quy định để thuốc có thời gian thẩm thấu và tác dụng sâu
  • Cần lựa chọn các nhà thuốc hoặc đơn vị cung cấp sản phẩm lá khôi tía cũng như  các loại dược liệu uy tín, chất lượng. Tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

>>> Xem thêm  Những đối tượng nên sử dụng cây lá khôi

* Lưu ý: Hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bênh của khôi nhung tía phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cây khôi nhung tía và các loại thảo dược khác, quý độc giả xem thêm: Cây khôi nhung tía

Hoặc liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *