Dâm dương hoắc và cách phân biệt thật giả. Ở bài viết này mình muốn giới thiệu đến bạn đọc chi tiết về cây dâm dương hoắc, và cách phân biệt cây dâm dương hoắc thật giả, qua đó tránh nhầm lẫn với các loại cây dại khác và lựa chọn đúng sản phẩm chất lượng mình cần
Dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc có tên gọi khoa học là Epimedium macranthun Mooren et Decne, thuộc họ hoàng liên. Đây là một loại dược liệu bổ dương trong Y Học Cổ Truyền, thân và cành đều có thể sử dụng để làm thuốc
> Xem thêm: Hướng dẫn bảo quản Nấm lim xanh đúng cách
> Xem thêm: Cách nhận biết các loại nấm lim xanh
Có những loại dâm dương hoắc:
- Dâm dương hoắc lá to: có thân nhỏ, dài khoảng 40cm, bên trong rỗng, đa phần mỗi cây có ba cành, mép của lá có răng cưa nhỏ. Mặt trên lá màu xanh vàng, mặt dưới màu xanh xám, có mùi tanh và vị đắng.
- Dâm dương hoắc lá tim: có lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, phần đầu của lá hơi nhọn. Mặt trên có màu xanh vàng nhẵn, mặt dưới lá màu xanh xám, có nhiều gân lá, lá mỏng manh như giấy, có mùi tanh, vị đắng.
- Dâm dương hoắc lá mác: lá của loài cây này có hình trứng dài, dạng mũi tên. Đầu lá hơi nhọn, gốc lá hình tên, mặt trên lá có màu xanh vàng, mặt dưới xanh xám. Lá hơi mỏng, có mùi tanh, vị đắng.
- Dâm dương hoắc có lông mềm (E. koreanum Nakai)…
Sở dĩ nó có tên gọi là Dâm dương hoắc vì trong dân gian thường sử dụng loại lá này để cho dê ăn và làm tăng ham muốn tình dục. Ngoài ra, nó còn được gọi với một số tên gọi khác như Phương trượng thảo, Hoàng liên tổ, Cương tiền, Thiên lưỡng kim, Ngưu giác hoa, Phế kinh thảo…
Mô tả cây dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc là loại cây nhỏ, mọc lan dưới mặt đất, dạng dây, có chiều cao chỉ khoảng 20cm ~ 30cm.
Lá cây có màu xanh, hình thuôn dài như mũi dao hoặc hình trái tim.
Hoa của cây có màu trắng.
Thành phần hóa học
Thành phần phổ biến được tìm thấy trong cây dược liệu này bao gồm:
- Icaritin-3-O-α-rhamnoside
- Anhydroicaritin-3-O-α-rhamnoside
- Epimedin A, B, C
- Saponin
- Quercetin
- Quercetin-3-O-D-glucoside
- Sagittatoside
- Vitamin A
- Palmitic acid
- Linoleic acid
- Tanin
- Olivil
Tính vị
Dâm dương hoắc có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận.
Phân bố
Cây dâm dương hoắc mọc rất nhiều ở Trung Quốc và phân bố chủ yếu ở vùng núi nơi có khí hậu ôn đới thích hợp mọc cây. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều ở những vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sapa.
Cách thu hái & sơ chế
Cây Dâm dương hoắc được thu hái vào mùa hè (khoảng tháng 5) hoặc mùa thu đều được. Khi thu hái sẽ chọn những lá màu vàng hoặc lục tro, cứng giòn. Những chiếc lá ẩm, mốc đen, mục nát được đánh giá là có chất lượng dược liệu kém.
Sau khi thu hoạch về rửa sạch đất bụi, sau đó đem phơi khô và bảo quản kỹ.
Cách sơ chế dược liệu Dâm dương hoắc
- Lấy kéo tỉa hết phần gai ở xung quanh lá, sau đó cắt lá thành nhiều mảnh nhỏ và xảy sạch hết những mảnh vụn là được.
- Đem ra trời nắng phơi khô, sao vàng qua lửa (có thể tẩm với rượu trắng rồi sao để tăng chất lượng dược liệu)
Cách phân biệt dâm dương hoắc thật giả
Nhắc lại về cây dâm dương hoắc
Mép lá có răng cưa cứng (như thể gai), lá dâm dương hoắc phơi khô rất dai và hơi cứng, lá hình tim.
Hiện nay cây dâm dương hoắc có 2 loại chính là: Loại cây lá to và loại lá dài. Hai loại dâm dương hoắc này đều có công dụng như nhau và đều sử dụng được để làm thuốc.
Các loại cây dại khác
Mép là không có răng cưa hoặc răng cưa không thể hiện rõ, khi phơi khô các cây dại thường mềm, lá không dai như lá dâm dương hoắc.
Một số loài cây có hình dáng giống với cây dâm dương hoắc, nếu không để ý kỹ bạn rất dễ nhầm lẫn:
Cây diếp cá, lá cây dâm bụt và một vài loài cây rừng khác (Các cây này đều có lá hình tim rất giống dâm dương hoắc, đặc biệt khi đã phơi khô) Một đặc điểm dễ nhâm biết là tất cả chúng đều không có răng cưa ở mép lá.
Lá diếp cá thường có mùi tanh khó chịu, nếu ngửi ta có thể khẳng định được ngay.
Địa chỉ tìm mua dâm dương hoắc uy tín
CÔNG TY TINH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng / Xã Cao Dương / Huyện Lương Sơn / Tỉnh Hòa Bình
Số điện thoại: 0976836586
Web: https://duoclieuhoabinh.net.vn/