Những lợi ích từ hoàng kỳ mang đến cho sức khỏe

Hoàng kỳ là vị thuốc thảo được tự nhiên được sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền, giúp đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, còn rất nhiều người vẫn chưa biết đến vị thuốc này và những lợi ích mà nó đem lại là gì? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay nhé!

hình ảnh cây hoàng kỳ
hình ảnh cây hoàng kỳ

Nhận biết cây hoàng kỳ

Cây hoàng kỳ là cây thảo, sống lâu năm. Khi trưởng thành, cây có thể cao từ 40 – 70 cm. Thân mọc thẳng đứng được phân thành nhiều cành. Lá kép dạng lông chim, lá đơn mọc mọc so le. Lá chét hình trứng dài, đầu lá nhọn hoặc tròn. Kích thước hoa dài hơn lá, hoa mọc thành cụm dưới lá lá, hoa có màu vàng tươi. Quả hình đậu dẹt, đầu thuôn dài, vỏ quả có những lông tơ ngắn. Rễ dài, hình trụ và đâm sâu vào lòng đất, vỏ bọc ngoài rễ có mày vàng nâu.

Hoàng kỳ mọc ở đâu?

Hoàng kỳ hiện nay vẫn chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Hoàng kỳ đã được di thực trồng thử nghiệm ở Sa Pa và Đà Lạt nhưng số lượng vẫn còn hạn chế.
Hoàng kỳ là cây ưa sáng và ưa ẩm, phát triển tốt ở vùng có khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình khoảng 15 oC. Về mùa đông, cây rụng lá, do có phần rễ ăn sâu dưới đất nên có thể chịu được qua thời kỳ băng giá.

Tác dụng của hoàng kỳ trong y học cổ truyền

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh phế và tỳ, giúp đem lại rất nhiều tác dụng.

  • Hoàng kỳ sống có công dụng lợi tiểu, hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu đục, đái tháo đường, giải độc, sinh cơ (hỗ trợ điều trị ung nhọt lở loét lâu lành).
  • Hoàng kỳ tẩm mật sao có tác dụng ôn trung, cố biểu, bổ khí huyết, tỳ vị.
  • Hoàng kỳ tẩm muối: có tác dụng bổ thận.

Chủ trị: sử dụng hoàng kỳ giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh như:  Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ; nội nhiệt tiêu khát; viêm thận mạn…

lợi ích từ hoàng kỳ
lợi ích từ hoàng kỳ

Bài thuốc dùng hoàng kỳ hỗ trợ bệnh phong thấp

Chuẩn bị: Táo 1 trái, gừng 4 lát, bạch truật 30g, cam thảo 20g, phòng kỷ 40g và hoàng kỳ 40g.
Thực hiện: Để gừng và táo riêng, đem các vị còn lại tán bột. Đem 20g bột  vừa tán để sắc với gừng và táo, dùng uống trong ngày.

Bài thuốc dùng hoàng kỳ hỗ trợ điều trị sa dạ dày, sa trực tràng

  • Chuẩn bị: Chim câu 1 con, hoàng kỳ 60g và kỷ tử 30g.
  • Thực hiện: chim câu làm sạch, sau đó cho vào nồi và bỏ các dược liệu vào. Đem đi hầm thật kỹ, nêm gia vị vừa ăn rồi ăn khi còn nóng.

Bài thuốc dùng hoàng kỳ hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt

  • Chuẩn bị: Cá chép khoảng 250g và hoàng kỳ 30g.
  • Thực hiện: Hầm chín, thêm gia vị và ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 lần.

Bài thuốc dùng hoàng kỳ hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị: Nấm hương 150g, gừng tươi 15g, hoàng kỳ 30g, hành 20g, 500g gà, gia vị
  • Thực hiện: Đem sơ chế nguyên liệu và để ráo. Cho dầu vừng vào nồi, để dầu nóng, do gừng, hành và thịt gà vào xào chín. Thêm ít muối và rượu đảo cho thấm gia vị, sau đó cho nấm và một lượng nước vừa đủ vào. Đun sôi với lửa nhỏ trong 30 phút. Cho nấm hương và thịt gà ra đĩa, tiếp tục têm cải bẹ vào nước canh, đun sôi và dùng ăn kèm với gà.

 

XEM THÊM: Những điều cần lưu ý khi sử dụng hoàng kỳ

 

“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *