Như chúng ta đã biết thì quả gấc chính là loại trái cây được ứng dụng rất nhiều vào thực tế như nấu xôi, làm tinh dầu gấc, làm bánh, làm món ăn… mang đến rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phần hạt gấc lại ít được mọi người chú ý đến và đây cũng là bộ phận mang đến rất nhiều lợi ích tốt. Không chỉ vậy, hạt gấc còn dược sử dụng trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền mà ít ai biết đến, hãy cùng chúng tôi đi tím hiểu về những tác dụng đó ngay nhé!
Giới thiệu về hạt gấc
Hạt gấc còn được gọi là mộc miết tử
tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng
Thuộc họ: Bầu bí – Cucurbitaceae
Đặc điểm cây gấc
Cây gấc là loài thân thảo dây leo lâu năm, chiều dài khoảng từ 8 – 10 m. Mỗi năm dây lại khô héo 1 lần, nhưng mùa xuân năm sau từ gốc lại mọc ra nhiều thân mới. Mỗi gốc nhiều dây, mỗi dây nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá mọc so le, thùy khía sâu. Phiến lá có đường kính 10-20 cm, đáy lá hình tim, mặt trên xanh lục xám, sờ ráp.
Hoa gấc gồm hai loại là hoa cái và hoa đực. Hoa có cánh màu vàng nhạt, mọc riêng lẻ ở nách lá. Mỗi năm hoa chỉ nở một lần sau 2 – 3 tháng cây được trồng. Hoa đực có lá bắc to hơn hoa cái.
Quả gấc sẽ chín sau khoảng 5 tháng cỡ từ khi cây ra hoa, khi chín quả có màu đỏ tươi. Quả gấc có hình tròn hoặc hơi thuôn, dài tầm 12cm với đường kính chừng 10cm với nhiều gai nhọn bên ngoài vỏ quả. Lúc còn non quả gấc sẽ có màu xanh, khi chín sẽ dần chuyển sang màu vàng, màu cam rồi màu đỏ.
Bên trong quả có nhiều hạt có hình hơi dẹt, màu đen, mép có răng cưa, nhiều đường vân lõm, vỏ cứng, nhìn giống con ba ba nên còn gọi là con ba ba.
Phân bố cây gấc
Cây gấc được trồng ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Philipin. Ở nước ta, cây gấc được trồng ở khắp các tỉnh thành đặc biệt nhiều ở những khu vực đồi núi phía bắc.
Bộ phận được sử dụng
Phần hạt gấc sẽ được sử dụng để làm thuốc
Vị thuốc hạt gấc
Hạt gấc có vị đắng tính ngọt, hơi độc. Quy kinh can, tỳ, vị
Hạt gấc mang đến rất nhiều công dụng tốt
Từ xa xưa, hạt gấc đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh như:
- Đau khớp, vết sưng tây, tụ máu: Dùng miếng bông gạc tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên chỗ đau băng lại trong khoảng 30 phút.
- Trĩ: Hạt gấc giã nát, trộn gấm ăn, gói bằng vải đắp vào hậu môn. Sau 4-6 giờ thay thuốc 1 lần.
- Sưng vú: Rượu gấc bôi đi bôi lại liên tục, cứ khô lại thì bôi lại nhanh khỏi.
- Đau nhức răng, họng: Ngậm 1 ngụm rượu gấc, khoảng 30 phút, sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.
Chú ý:
Chỉ nên dùng hạt gấc, dầu gấc, rượu gấc bôi ngoài da (không bôi lên vết thương hở) và không được dùng qua đường uống khi chưa tham vấn bác sĩ điều trị nhằm tránh bị ngộ độc.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả tốt nhất.
XEM THÊM: Hắc kỷ tử hỗ trợ điều trị tiểu đường
Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586