Cách sử dụng cây thầu dầu tốt nhất

Cây thầu dầu tía được xem là vị thuốc đông y giúp mang lại rất nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: bệnh trĩ, đau nhức xương khớp, sa tử cung, trực tràng, viêm mũi… Vậy cách sử dụng và liều dùng cây thầu dầu như thế nào để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả tốt nhất?

thông tin về cây thầu dầu
thông tin về cây thầu dầu

Thông tin về cây thầu dầu (đu đủ tía)

Thầu dầu tía hay đu đủ tía tên khoa học Ricinuscommunis L, là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 4-5m. Thân cây hình trụ bên trong rỗng, màu xanh lục, xám hoặc là đỏ tía.

Lá thầu dầu hình chân vịt có chia thùy, thường mọc theo kiểu so le, đầu lá nhọn mép lá có hình răng cưa bề mặt nhẵn, gân lá rõ ràng và cuống lá có thể dài đến 40m.

Cụm hoa thầu dầu mọc thành chùy được bao bọc bởi nhiều lá bắc, đài hoa hình tam giác và có nhiều lông. Hoa cái nằm ở trên có 5 lá đài, vòi nhụy màu đỏ và có nhiều gai mềm xung quanh. Hoa đực ở dưới, đài hoa có răng cưa, nhiều nhị và thường phân nhánh.

Quả thầu dầu là loại quả nang có hình trứng thường dài từ 2 đến 2,5 cm, được bao bọc bởi màng gau mềm, thường có nhiều vào tháng 8-10 trong năm. Hạt hình elip, dài 8-18mm, bề mặt nhẵn có hoa văn giống ngựa vằn màu nâu hay xám.

Phân bố cây thầu dầu

Cây thầu dầu có nguồn gốc từ các nước ở Châu Phi và Ấn Độ. Chính nhờ những công dụng tuyệt vời của nó mà ngày nay các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, các vùng Trung Á, Thái Lan… cũng đã cho trồng dược liệu này khá nhiều.

Ở nước ta, cây thầu dầu tía đã có từ lâu và không còn xa lạ gì với người dân, đặc biệt là dân cư ở đồng bằng sông Hồng, sông Lô và sông Đuống trước kia. Ngày nay, có thể thấy thầu dầu mọc nhiều ở các vùng núi Tây Bắc như Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc.

Thu hái, chế biến và bảo quản

Lá Thầu dầu có thể thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

Hạt Thầu dầu thường được thu hái khoảng tháng 5 – 6 hàng năm. Hạt thường dùng để ép thành dầu.

Bảo quản lá Thầu dầu phơi khô ở nơi cao ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao. Thỉnh thoảng có thể mang lá phơi nắng để tránh ẩm mốc.

Dầu Thầu dầu cần bảo quản trong lọ kín, tiệt trùng. Sau mỗi lần sử dụng cần đậy kín nắp lọ để tránh không khí hoặc các hoạt chất ngoài môi trường làm biến đổi tính chất dầu.

cách sử dụng cây thầu dầu
cách sử dụng cây thầu dầu

Cách sử dụng cây thầu dầu

Lá Thầu dầu có thể dùng để thoa hoặc đắp bên ngoài giúp hỗ trợ điều trị các tổn thương ngoài da.

Dầu Thầu dầu không ăn được. Nếu cần sử dụng với mục đích dược lý vui lòng trao đổi với thầy thuốc để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả tốt nhất.

 

Tham khảo thêm: Tác dụng cây thầu dầu đối với sức khỏe

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *