Chùm Ruột núi (Me Rừng) những công dụng bạn cần biết ngay

Chùm Ruột núi có tên gọi khác là  Me Rừng

Tên Khoa học: Phyllanthus emblica L

Chi họ: Chi Diệp hạ châu, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Tên Hán Việt: Dư cam tử, cửu như la, am ma lặc, trạm cảm lăm, ngưu cam tử, hầu cam tử…

Mô tả Chùm Ruột núi (Me Rừng)

Cây thân gỗ nhỏ, rụng lá mùa khô cao 3-7m. Thân cong, phân cành nhiều.. Cành già màu xám nhạt, có nhiều đốt mang các nhánh nhỏ, có lông. Lá đơn, mọc cách, xếp thành hai hàng trên cùng một mặt phẳng giống lá kép lông chim. Phiến lá dài 1-2cm. Rộng 0,3-0,4cm, hình trái xoan dài, hai đâu tù, khkoong có lông. Cuống lá rất ngắn. Hoa đơn tính, có ở nách lá phía dưới cành, gồm nhiều hoa đực và một ít hoa cái. Hoa đực có cuống ngắn, 6 cách, màu hồng nhạt, hình bầu dục, đĩa mật 6 tuyến, nhị 3 chiếc, chỉ nhị dính. Hoa cái có cuống ngắn hơn hoa đực, cánh đài gần giống hoa đực, đĩa mật hình đấu, bao lấy một nửa bầu, bầu 3 ô, mỗi ô 2 noãn, vòi dính nhau ở gốc, đầu thùy đôi, quả hình cầu màu xanh vàng, mọng nước, khi khô quả thanh nang. Hạt có 3 cạnh màu hồng nhạt.

Thành phần chủ yếu: Chứa nhiều viatamin C, Polyphenol, hợp chất flavone…

Chùm Ruột núi (Me Rừng) những công dụng bạn cần biết ngay
Chùm Ruột núi (Me Rừng) những công dụng bạn cần biết ngay

Công dụng Chùm Ruột núi (Me Rừng)

Quả có thể ăn tươi hoặc ướp muối, cũng có thể làm mứt, phơi khô, pha trà uống.

Lá khô có thể dùng lót gối

Quả, rễ, lá dùng làm thuốc: quả có tác dụng sinh tân, giải khát, nhuận phế giáng áp, tiêu trệ hóa đàm, tiêu mỡ giảm béo, phòng chống lão hóa, phòng ngừa ung thư, rễ có thể trị cao huyết áp, lá chữa mẩn ngứa da

Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin nêu vài phương thuốc chữa trị các bệnh chứng tiêu biểu.

Chữa cảm mạo phát sốt: Quả me rừng 10 – 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, chia làm nhiều lần.

Chữa tăng huyết áp: Rễ cây me rừng 15 – 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Làm lợi tiểu: Lấy 10 – 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 – 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày.

Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.

Chữa rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã nát pha chút nước rồi ép lấy nước cốt uống còn ba đắp nơi rắn cắn.

Phân bố

Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Myanmar, Sri lanka, Indonsia…

Xem thêm: Công dụng của rau diệu

* Lưu ý: Tác dụng của Chùm Ruột núi (Me Rừng) có tác dụng hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *